Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bất ổn gia tăng tại Trung Đông - châu Phi

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Bất ổn tại Trung Đông và châu Phi trong tuần qua khiến nhiều nhà quan sát bày tỏ lo ngại về nguy cơ xảy ra các cuộc nội chiến gây tổn thất to lớn và tác động mạnh đến kinh tế thế giới.

KTĐT - Bất ổn tại Trung Đông và châu Phi trong tuần qua khiến nhiều nhà quan sát bày tỏ lo ngại về nguy cơ xảy ra các cuộc nội chiến gây tổn thất to lớn và tác động mạnh đến kinh tế thế giới.

Tại Syria, xung đột tiếp tục leo thang sau cuộc đụng độ hôm 8/4 khiến ít nhất 36 người thiệt mạng, trong đó có 19 nhân viên an ninh. Tình hình bạo loạn với số thương vong lên tới hàng nghìn người tại Bờ Biển Ngà đã buộc Liên hợp quốc (LHQ) phải ra tối hậu thư buộc Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo phải ra đi. Tuy nhiên, ông Gbagbo vẫn cố thủ trong hầm ngầm ở Abidjan và chống trả quyết liệt.

Tình hình chiến sự tại Libya trong tuần qua vẫn hết sức căng thẳng khi NATO tăng cường không kích hàng loạt kho vũ khí của quân đội chính phủ. Ngoài ra, trong 2 ngày 8 - 9/4, NATO đã tiêu diệt 17 xe tăng của lực lượng quân đội trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Trong một diễn biến liên quan, Chỉ huy phó NATO -Chuẩn Đô đốc Russell Harding khẳng định, NATO sẽ tấn công lực lượng nổi dậy nếu họ đe dọa mạng sống của dân thường. Chính phủ Mỹ cũng quyết định đóng băng tài sản trị giá 34 tỷ USD của nhà lãnh đạo Gaddafi, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt tài chính đối với nhiều quan chức nữa của chính quyền Libya và hai Tập đoàn do các con của Đại tá Gaddafi quản lý. Tuy nhiên, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân đội của Mỹ Carter Ham hôm 7/4 đã đưa ra những nhận định không mấy khả quan về cuộc chiến tại Libya. Tướng Carter cho biết, chưa chắc các lực lượng nổi dậy tại Libya có thể lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi đồng thời cảnh báo cuộc xung đột này nhiều khả năng sẽ lâm vào bế tắc. Bất ổn kéo dài trong nhiều ngày qua tại Trung Đông và châu Phi tiếp tục đẩy giá dầu thế giới tăng cao. Giá dầu thô tại New York trong tuần qua đã tăng 4,5%,chốt tuần tại mức kỷ lục trong 2,5 năm qua là 112,79 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc tại London cũng tăng 6,7% trong tuần, lên mức 126,65 USD/thùng.

Kinh tế thế giới tuần qua có nhiều biến động với việc Trung Quốc tiếp tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, nước Mỹ trước nguy cơ vượt trần nợ công, Bồ Đào Nha chính thức xin cứu trợ,... Tại Mỹ, Bộ trưởng Tài chính đã tái cảnh báo nếu trần nợ công không được nâng lên vào ngày 16/5, nước này sẽ phải đối mặt với tình trạng lãi suất tăng cao, phải ngừng hoặc trì hoãn thanh toán cho quân đội, người về hưu và lao động trong các lĩnh vực khác. Bộ trưởng Tài chính cũng nhấn mạnh: "Sự vỡ nợ của nước Mỹ là điều không thể tưởng tượng nổi" và nó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính có thể nghiêm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng trước đó. Bên cạnh quyết định tái tranh cử gây nhiều tranh cãi của Tổng thống Obama, nguy cơ chính quyền phải dừng hoạt động cũng là sự kiện hâm nóng chính trường Mỹ trong tuần. Sau rất nhiều tranh cãi, phải đến ngày 8/4 - hạn chót cho việc thông qua ngân sách, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa mới đạt được một thoả thuận cắt giảm 39 tỷ USD chi tiêu nhằm tránh cho chính quyền bị "đóng băng".

Liên minh châu Âu (EU) đang gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết khi lạm phát tăng liên tiếp trong nhiều tháng buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tăng lãi suất lên 0,25%. Tuy nhiên, ECB sẽ phải đối mặt với một bài toán khó là điều tiết dòng tiền lưu thông cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát của từng thành viên. Không nằm ngoài dự đoán, để tránh khỏi tình trạng vỡ nợ, Bồ Đào Nha trong tuần đã chính thức xin cứu trợ từ EU và Quỹ tiền tệquốc tế (IMF). Nhằm cứu Bồ Đào Nha, các Bộ trưởng Tài chính EU hôm 8/4 đã đề xuất gói cứu trợ trị giá 80 tỷ Euro (tương đương 115 tỷ USD). Tuy nhiên, để nhận được khoản cứu trợ trên, Lisbon sẽ phải chấp nhận một số điều kiện hết sức khó khăn, thậm chí còn "khắc khổ hơn" các biện pháp từng bị bỏ phiếu chống tại Quốc hội Bồ Đào Nha. Cùng ngày, IMF cho biết đang tiến hành các cuộc đàm phán nhanh với chính quyền Lisbon, ECB và Ủy ban châu Âu (EC) nhằm tạo điều kiện để Bồ Đào Nha nhận được khoản tài chính sớm nhất vào giữa tháng 5. Theo kế hoạch, IMF sẽ hỗ trợ 1/3 trong gói cứu trợ chung trị giá 80 tỷ Euro, phần còn lại là trách nhiệm của EU.