Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bị lừa tiền chạy việc, giải quyết thế nào?

Kinhtedothi - Cách đây 2 năm, tôi đưa 300 triệu đồng cho người quen để xin việc vào một cơ quan Nhà nước. Một năm sau không thấy kết quả như cam kết, tôi yêu cầu rút lại tiền thì người này bảo phải đưa thêm 100 triệu đồng nữa mới xin được việc. Nghĩ mình bị lừa, tôi kiên quyết đòi trả lại tiền song đến bây giờ vẫn chưa nhận được. Tôi có giữ giấy biên nhận viết tay khi giao tiền, có thể kiện để đòi tiền người này được không? Nguyễn Thị Vân Ngọc, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trả lời:
Giao dịch đưa tiền và nhận tiền “chạy việc” thực chất là giao dịch dân sự được hai bên thực hiện hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, “chạy việc” là hành vi vi phạm pháp luật, do đó giao dịch này vô hiệu vì có mục đích và nội dung vi phạm quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi đó các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Như vậy, nếu có chứng cứ chứng minh, người bị lừa có thể yêu cầu TAND có thẩm quyền giải quyết, cụ thể ở đây là tuyên giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Đối với người nhận tiền “chạy việc” nhưng không thực hiện theo thỏa thuận có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc Tội môi giới hối lộ theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

03 Jul, 09:25 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

28 Jun, 08:28 AM

Kinhtedothi - Sáng 27/6, với 435/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Luật lần này đã luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm - một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, củng cố niềm tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và tổ chức tín dụng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ