Bí quyết cải tạo nhà cũ mà không làm mất đi phong cách nguyên bản
Cải tạo nhà cũ không chỉ là làm mới không gian, mà còn là cách giữ gìn vẻ đẹp xưa cũ hòa quyện với tiện nghi hiện đại một cách đầy tinh tế.
Việc cải tạo một ngôi nhà cũ không chỉ là làm mới không gian mà còn là hành trình giữ lại “linh hồn” của kiến trúc nguyên bản. Khi thực hiện đúng cách, bạn có thể vừa giữ được vẻ đẹp cổ điển vừa đưa vào tiện nghi hiện đại, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa di sản và công nghệ.
Theo Vatsal Vazir - Giám đốc Thiết kế nội thất tại CCI Projects Pvt Ltd (trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ), chìa khóa của cải tạo là “tôn trọng các chi tiết nguyên bản đồng thời mang đến công năng hiện đại”.
Dưới đây là 6 gợi ý thiết kế giúp bạn nâng cấp ngôi nhà cũ một cách tinh tế mà không phá vỡ phong cách vốn có:

6 mẹo cải tạo nhà cũ mà không làm mất đi phong cách nguyên bản. Ảnh: Nguyễn Thúy
1. Chiếu sáng có chủ đích
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cảm xúc của không gian. Hãy lựa chọn đèn chùm cổ điển, đèn thả vintage với thiết kế hoặc lớp hoàn thiện hiện đại. Kết hợp thêm đèn âm trần tinh tế để tăng hiệu quả sử dụng mà vẫn làm nổi bật các chi tiết kiến trúc cũ.
2. Pha trộn đồ nội thất cũ và mới
Một chiếc sofa hiện đại đặt cạnh bàn gỗ cổ điển sẽ tạo ra chiều sâu thẩm mỹ. Đồ cổ mang đến sự ấm áp, trong khi thiết kế mới đảm bảo tiện nghi và công năng cho sinh hoạt hiện đại.
3. Cải tạo có chọn lọc
Không cần “đập đi xây lại”. Bạn chỉ cần thay tay nắm tủ, cập nhật bề mặt bếp hoặc lắp thêm hệ thống đèn thông minh. Các chi tiết này có thể thay đổi trải nghiệm sử dụng mà không làm mất đi vẻ đẹp ban đầu của không gian.
4. Tôn trọng cấu trúc gốc
Trước khi cải tạo, hãy nghiên cứu kỹ kiến trúc gốc: từ gờ tường, họa tiết sàn cho đến khung cửa sổ cổ. Việc giữ lại và làm nổi bật những yếu tố này giúp quá trình cải tạo hài hòa và chân thật hơn.
5. Màu sắc trung tính, tinh tế
Các tông màu như be, kem, pastel hoặc xám nhạt giúp làm cầu nối giữa đồ nội thất cũ và thiết kế mới. Những gam màu nhẹ nhàng này không chỉ dễ phối mà còn tạo cảm giác nhẹ nhàng, hiện đại mà vẫn tôn vinh không gian cũ.
6. Ưu tiên vật liệu tự nhiên
Gỗ, đá, mây tre... là những vật liệu mang tính vượt thời gian, phù hợp với cả thiết kế cổ điển lẫn hiện đại. Tránh dùng chất liệu quá bóng bẩy hoặc công nghiệp hóa nếu muốn giữ sự gắn kết với kiến trúc truyền thống.
Như lời kiến trúc sư Sandeep Jain từ Arkade Developers khẳng định: “Cải tạo nhà cổ là nghệ thuật kết hợp di sản và phong cách sống”. Việc thiết kế nên đi cùng sự tôn trọng bản sắc ngôi nhà, đồng thời làm nổi bật tính tiện nghi thời đại mới.
(Theo Laodong.vn)

Hà Nội: hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở đối với người có công
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2672/QĐ-UBND ngày 27/5/2025 về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ trên địa bàn TP Hà Nội, theo quy định tại Điều 102 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ và Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Cách cải tạo nhà bếp tiết kiệm chi phí
Trang Boldsky đưa ra cách cải tạo nhà bếp tiết kiệm chi phí gồm sơn tủ bếp, thêm kệ mở, thêm ánh sáng.

Đề xuất UBND TP quyết định công trình cải tạo nhà cổ, chung cư cũ
Kinhtedothi - Giao UBND TP thẩm quyền quyết định các công trình nhà cổ, biệt thự cũ đã hư hỏng xuống cấp, cần phải cải tạo, xây dựng lại, sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND TP - đây là đề xuất nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong cải tạo nhà cổ, chung cư cũ.