Ngày 15/3, Bộ VHTT&DL có văn bản số 810/ BVHTTDL-VHCS về tăng cường các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nếp sống văn minh trong lĩnh vực VHTT&DL. Theo đó, Bộ VHTT&DL đề nghị UBND các tỉnh, TP phối hợp chỉ đạo các cơ quan ban, ngành tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về các biện pháp phòng, chống dịch. Xây dựng, thực hiện kế hoạch phối hợp liên ngành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý các trường hợp vi phạm. Cùng ngày, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có văn bản số 50/HĐTS-VP1 về tiếp tục nâng cao các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở tự viện. Giáo hội yêu cầu các trụ trì, ban quản trị tự viện phối hợp với địa phương có phương án đảm bảo giãn cách, tránh ùn tắc, chen lấn đông người; đảm bảo khai báo y tế, thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn. Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam - PGS.TS Trần Đắc Phu: Người dân không được chủ quan, lơ làTrường hợp người dân đổ xô đi chùa, nhiều người không đeo khẩu trang và giãn cách là rất nguy hiểm. Chính vì thế, khi đi lễ trong tình hình dịch còn nhiều nguy cơ, người dân cần nâng cao hơn ý thức, không lơ là, chủ quan, càng nơi đông người càng phải đảm bảo an toàn công tác phòng chống dịch… (Thảo Trần ghi) |
Biển người tại khu du lịch chùa Tam Chúc: Nguy cơ vỡ trận phòng dịch Covid-19
Kinhtedothi - Lượng người tăng đột biến tại các di tích vào dịp cuối tuần vừa qua, đặc biệt là hình ảnh biển người tại khu du lịch chùa Tam Chúc khiến dư luận lo lắng nguy cơ lây lan dịch bệnh nếu Covid-19 bùng phát trở lại.
Sau sự việc trên, các cơ quan quản lý đang ráo riết vào cuộc chấn chỉnh, nhưng cũng cần hơn nữa các biện pháp quyết liệt, cùng việc cảnh tỉnh người dân khi thực hành tín ngưỡng văn hóa tâm linh trong mùa dịch.
Vạn người chen lấnBức ảnh chụp từ trên cao với số lượng hàng vạn người chen chúc đứng chật kín trước nhà khách Thủy Đình của khu du lịch chùa Tam Chúc để chờ mua vé đi xe điện, lên bến thuyền… được lan truyền một cách chóng mặt trên cộng đồng mạng vào dịp cuối tuần qua. Ngay lập tức cư dân mạng thảng thốt bình luận: “Đúng là chùa chen chúc chứ không phải chùa Tam Chúc”, “Đến lúc dịch bùng lại ở đấy mà than”, “Dịch bệnh không biết còn hay hết, tập trung thế này đỡ sao được”… Từ những bức ảnh được chụp cũng dễ dàng nhận thấy ngoài chen lấn, xô đẩy du khách cũng không đeo khẩu trang, không thể thực hiện biện pháp giãn cách phòng dịch.
Nhằm xác nhận thông tin sự việc trên, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với Thượng tọa Thích Minh Quang - Phó Trụ trì chùa Tam Chúc, được biết: “Từ Tết đến nay lượng du khách về chùa rải rác khoảng 5.000 - 7.000 người. Hôm đông nhất là mùng 4 Tết cũng chỉ 2 vạn người. Nhưng ngày 14/3, lượng du khách tăng đột biến, dồn dập vào thời điểm ban trưa (từ 11 giờ đến 15 giờ), khoảng gần 5 vạn lượt khách”. Chính vì vậy đã xảy ra ùn tắc trước nhà khách Thủy Đình của khu danh thắng. Ban quản lý khu du lịch cũng bị bất ngờ về tình trạng đông đột biến này.
Lý giải nguyên nhân của việc khách đông, Thượng tọa Thích Minh Quang cho rằng, hôm đó vào dịp cuối tuần, cộng thêm di tích chùa Hương bắt đầu mở cửa trở lại nên nhiều người đi lễ tại chùa Hương xong theo tuyến đường hành hương đến Tam Chúc. Mặc dù Ban quản lý đã bố trí hơn 400 xe điện hoạt động liên tục song không thể đáp ứng nhu cầu. Ban quản lý phải tăng cường thêm 30 xe khách loại 45 chỗ, đồng thời ba lần dừng bán vé xe điện, vé thuyền để giảm tải khách nhưng vẫn không thể giải tỏa nhanh chóng. Các biện pháp phòng dịch cũng không được đảm bảo tuyệt đối ở thời điểm đó.Không chỉ có Tam Chúc, vào dịp cuối tuần qua, nhiều di tích mở cửa trở lại trùng ngày tuần đầu tiên của tháng 2 âm lịch, nên số lượng người dân du Xuân, lễ bái cũng tăng cao. Tại các di tích khác như Phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)… tấp nập người đi lễ. Các quầy bán đồ lễ cảnh bán mua rộn ràng. Tại di tích danh thắng chùa Hương (Hà Nội), trong 2 ngày đầu mở cửa trở lại đón gần 5 vạn lượt khách. Mặc dù, Ban quản lý danh thắng Hương Sơn bố trí 650 cán bộ túc trực từ cổng vào đến động Hương Tích để giám sát và tuyên truyền cho người dân đi lễ thực hiện các yêu cầu về 5K của Bộ Y tế, nhưng cứ vắng bóng cán bộ là người dân lại tháo khẩu trang, hoặc chen lấn không đảm bảo giãn cách.Rút kinh nghiệm sau sự cốSau sự cố ùn ứ hàng vạn người tại một địa điểm, sáng 15/3, Sở VHTT&DL Hà Nam đã tổ chức đoàn công tác tới kiểm tra, làm việc Ban quản lý khu du lịch Tam Chúc và nhà chùa để đưa ra các yêu cầu phòng chống dịch Covid-19 chặt chẽ hơn.
Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nam Nguyễn Văn Trọng cho biết: Sau buổi kiểm tra thực tế và trao đổi với ban quản lý khu du lịch và nhà chùa, Sở yêu cầu phải thực hiện nghiêm 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tăng cường các tổ công tác của nhà chùa, bố trí thêm các đội tuyên truyền loa tay yêu cầu người dân đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Đặc biệt, Sở VHTT&DL Hà Nam yêu cầu Ban quản lý khu du lịch chùa Tam Chúc phải có định hướng phân luồng khách ngay từ ngoài cổng vào chứ không thể để khách dồn vào bên trong chốt bán vé mới phân luồng.Ngoài ra, trong thời gian tới, Ban quản lý cũng sẽ đưa ra các giải pháp để giảm tránh tình trạng quá tải và đảm bảo công tác phòng dịch. “Về phần nhà chùa, sẽ phải làm tốt việc phân luồng người dân và lập thêm một số chốt khai báo, kiểm tra y tế. Về phía du khách, nhà chùa và ban quản lý mong muốn du khách thập phương hoan hỉ, nếu sắp xếp được thì bố trí đi chùa vào ngày trong tuần thì sẽ giảm số lượng tập trung đông cùng một lúc. Dồn dập vào cuối tuần, trong mấy tiếng thì rất khó cho ban quản lý. Nhà chùa sẽ bàn các giải pháp đảm bảo an toàn cho người dân, đặc biệt trong công tác phòng chống dịch bệnh” - Thượng tọa Thích Minh Quang nhấn mạnh.Sau sự cố trên, ở rất nhiều điểm di tích khác cũng đã họp bàn rút kinh nghiệm về công tác phòng dịch nếu xảy ra tình trạng tập trung quá đông người. Tại di tích chùa Hương, Ban quản lý danh thắng Hương Sơn đã tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ trông coi di tích. Ban quản lý xác định, nếu xảy ra tình trạng tăng khách đột biến sẽ phân luồng từ các tuyến đường chính, ngăn chặn dòng người tiếp tục di chuyển vào di tích, có thể dừng bán vé tham quan thắng cảnh, vé cáp treo để phân chia lượng người hợp lý.Nhu cầu thực hành tín ngưỡng tâm linh là nhu cầu chính đáng của người dân. Tuy nhiên dịch bệnh đang nguy cơ rình rập trên cả nước, nên để giảm thiểu rủi ro lây lan vì tập trung đông người thì các cơ quan quản lý vẫn cần có cách tổ chức hợp lý hơn.Thực hành tín ngưỡng đúng thời điểmĐi chùa lễ bái đầu năm là truyền thống bao đời của người Việt. Đây cũng là biểu hiện đời sống tâm linh phong phú và sâu sắc, ngày Xuân đi chùa đền vãn cảnh, cầu quốc thái dân an, cầu phúc, cầu tài lộc… đã trở thành nét phong tục truyền thống. Song, với tình hình dịch bệnh như hiện nay, các chuyên gia văn hóa cho rằng người dân cần tỉnh táo trong việc lựa chọn du Xuân, lễ Phật.Hiện tượng chen lấn đi chùa cho thấy nhiều biểu hiện thiếu lành mạnh trong tư duy, ứng xử của một bộ phận không nhỏ người Việt. Nhiều người đi chùa nhưng không hiểu hết được nguồn gốc của từng ngôi chùa. Mùa lễ hội năm nay không thể diễn ra như thường lệ mà phải thực hiện theo tình hình mới do diễn biến dịch phức tạp.
Hiện nay, Việt Nam không cấm người dân đi lễ chùa. Nhiều tỉnh cho phép mở cửa di tích nhưng không làm khai mạc lễ hội và yêu cầu người dân thực hiện nghiêm quy định chống dịch của Bộ Y tế. Chính vì vậy, các Ban quản lý di tích cũng phải bám sát các quy định này để đảm bảo công tác phòng dịch và giữ gìn mùa Xuân an toàn vui tươi cho du khách.