Kinh tế càng khó… đốt càng nhiều
Trái với dự đoán của nhiều người trước ngày "ông Táo chầu Giời" rằng, năm nay việc đốt vàng mã sẽ không rôm rả như trước do kinh tế khó khăn, các cửa hàng bán vàng mã tại Hà Nội đều "cháy" hàng trong ngày hôm qua.
Chị Nguyễn Thị Thu Hương, chủ quầy hàng tại phố Hàng Mã cho biết, ngoài những mặt hàng truyền thống, những mặt hàng mới như cau vàng, thỏi vàng, hũ vàng, cành lúa vàng, nhiều gia đình đặt mua cả ôtô Audi mui trần, Mercedes, BMW hay Lexus... Mỗi chiếc xe "thương hiệu" 4 chỗ này có giá từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng, xe 7 chỗ từ 200 đến 300.000 đồng. Nếu khách hàng có nhu cầu mua xe "thương hiệu" kích thước lớn cũng được đáp ứng, nhưng giá lên tới 500.000 đồng đến vài triệu đồng/chiếc.
Một người dân ngồi giữa đường hóa vàng mã tiễn ông Táo.
Cũng theo chị Hương, kinh tế càng khó khăn càng có nhiều người sắm lễ to mong cầu được nhiều lộc. Có lẽ vì vậy mà chị Hoàng Kiều Trang (phố Đội Cấn), vừa đốt "dinh thự" gồm nhà lầu, xe hơi vừa hỉ hả: "Trần sao âm vậy, cầu nhiều thì cũng phải "biếu" nhiều chứ!". Chị Lệ Hằng (Cầu Giấy) thì cho rằng: "Chồng tôi làm kinh doanh, năm 2012 làm ăn khó khăn hơn năm trước nên càng phải cúng lễ nhiều, vì "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Tôi chọn mua bộ 3 áo mũ, hia hài, cá chép đại với giá 150.000 đồng, vàng nén loại đặc biệt 100.000 đồng. Tiện mình mua thêm bộ cá chép chữ Lộc cho năm mới 90.000 đồng, 400.000 đồng bó hoa nhũ vàng cắm ở ban thờ… Đó là chưa kể khoản lễ tạ mới làm hồi tháng trước mất hơn 30 triệu".
Một tháng trước khi cận Tết, làng Cót (Yên Hòa, Cầu Giấy), một trong những nơi sản xuất vàng mã của Hà Nội, tấp nập xe tải lớn nhỏ vào chở hàng. Lượng nhân công ở các xưởng sản xuất gia đình cũng tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với ngày thường. Theo bà Đinh Lựu (ở Làng Cót): "Năm nay, lượng hàng sản xuất của gia đình còn tăng hơn so với năm trước.
Thêm nữa, giá nguyên vật liệu nhập vào tăng, giá nhân công tăng cho nên mỗi bộ sản phẩm vàng mã cúng ông Công, ông Táo cũng tăng gần gấp rưỡi so với năm ngoái. Một tuần trước ngày lễ, xưởng nhà tôi đã hết hàng. Nhiều chủ hàng muốn đặt thêm cũng không có".
Nếu như trước đây, lễ 23 tháng Chạp chỉ có mâm cơm cúng, con cá chép làm phương tiện để Táo quân lên gặp Ngọc Hoàng báo cáo công việc của gia đình mình cai quản trong năm qua, thì nay, nghi thức này đã bị biến thái khi nhà nhà đua nhau đốt hàng đống vàng mã, gồm quần áo, nhà lầu, xe hơi, thậm chí là cả trực thăng.
Theo GS Lê Văn Lan: "Việc làm đó thể hiện cách hiểu sai, sự biến tướng về tư duy văn hóa. Đó là sản phẩm của tư duy "thị trường", của quan niệm "trần sao âm vậy", cố gắng đốt thật nhiều đồ vàng mã sang trọng để nhận được nhiều lộc, nhiều tiền, được thăng quan, tiến chức...".
Ao hồ ngập rác
Không chỉ đốt vàng mã, dịp Tết ông Công, ông Táo người dân còn đổ xô đi mua cá chép để phóng sinh. Chiều 23 tháng Chạp, Hồ Tây, hồ Ngọc Khánh, hồ Thủ Lệ, sông Nhuệ, sông Tô Lịch… lềnh bềnh tro hóa vàng và túi nilon. Những con cá chép vàng, đen được ném từ trên cầu xuống sông, hay vứt từ trên bờ xuống hồ một cách không thương tiếc.
Nhiều chú cá chép vàng tắc tử vì ngộp thở, trôi dạt ven bờ. Chưa hết, nhiều người còn thản nhiên xé túi nilon, đổ tàn vàng mã đã đốt xuống sông, hồ khiến bụi bay mù mịt. Thậm chí, có người ném nguyên cả chiếc bàn thờ cũ xuống sông… Cụ Nguyễn Đức Nghĩa, 78 tuổi (gần hồ Ngọc Khánh) cho biết: "Sau lễ tiễn ông Táo, tôi lại thu được khối lượng lớn túi nilon quanh khu vực nhà mình. Không hiểu người ta đi phóng sinh hay phóng tạp nữa".
Tại những khu chung cư, ngay từ 9 giờ 30 sáng nhiều người nối nhau xếp hàng chờ đến lượt đốt vàng mã tại lò hóa vàng của khu nhà. Các gia đình trong khu phố cổ, không gian sinh sống vốn chật chội, người dân đem chậu ra lề đường đốt vàng mã, khói bụi mù mịt khắp phố. Dù đã có chép vàng phóng sinh, nhưng nhiều người vẫn đốt thêm cá chép giấy cùng bộ ba áo mũ hia hài… lại thêm một xấp chất ngất tiền vàng với hy vọng càng đốt nhiều, tiền của sẽ đổ dồn vào nhà.
Và hệ quả là công nhân vệ sinh môi trường lại phải cật lực để dọn rác.(Xem tiếp trang 11)Phải "cấm" từ nơi sản xuất!Mặc dù, đã nhiều năm nay, Chính phủ, Bộ VHTT&DL đã ra nhiều văn bản, Nghị định nhằm chấn chỉnh, thậm chí cấm người dân đốt vàng mã.
Tuy nhiên, cứ vào dịp cuối năm, khởi điểm ngày tiễn ông Táo về Trời, người ta càng thấy vấn đề cấm đốt vàng mã dường như là chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Việc tuyên truyền của ngành văn hóa cũng liên tục và xuống tận cơ sở, nhưng xem ra chưa "thắng" được tâm lý sùng bái của người dân.
Điển hình là năm nay, quận Hà Đông bố trí hàng trăm thanh niên tình nguyện, xung kích trực ở hầu hết các cây cầu bắc qua sông, tại các ao, hồ trên địa bàn quận để nhắc nhở người dân bỏ túi nilon, rác khó phân hủy vào thùng rác trong hai ngày 2 và 3/2 (tức 22 và 23 tháng Chạp). Ở góc độ khác, lần đầu tiên nhân dân xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm tổ chức lễ hội ông Công, ông Táo với 150 người trong trang phục lễ sẽ theo đoàn rước để tôn vinh và giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống…
Nhưng xem ra "phần được" chưa đáng là bao.Sắm mâm cơm, mua cá chép… về làm lễ tiễn Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp là nét đẹp văn hóa của người Việt, nhưng nay đã bị lạm dụng một cách thái quá. Nói như ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ VHTT&DL: "Muốn cấm người dân đốt vàng mã, thì phải bắt đầu cấm từ cơ sở sản xuất vàng mã". Có như vậy, hình thức mang nhiều yếu tố mê tín dị đoan của vàng mã mới được tiêu diệt triệt để.
Phải “cấm” từ nơi sản xuất!
Mặc dù, từ nhiều năm nay, Chính phủ, Bộ VHTT&DL đã ra nhiều văn bản, Nghị định nhằm chấn chỉnh, thậm chí cấm người dân đốt vàng mã. Tuy nhiên, cứ vào dịp cuối năm, khởi điểm ngày tiễn ông Táo về Trời, người ta càng thấy vấn đề cấm đốt vàng mã dường như là chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Việc tuyên truyền của ngành văn hóa được thực hiện liên tục và xuống tận cơ sở, nhưng xem ra chưa "thắng" được tâm lý sùng bái của người dân. Điển hình là năm nay, quận Hà Đông bố trí hàng trăm thanh niên tình nguyện, xung kích trực ở hầu hết các cây cầu bắc qua sông, tại các ao, hồ trên địa bàn quận để nhắc nhở người dân bỏ túi nilon, rác khó phân hủy vào thùng rác trong hai ngày 2 và 3/2 (tức 22 và 23 tháng Chạp). Ở góc độ khác, lần đầu tiên nhân dân xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm tổ chức lễ hội ông Táo với 150 người trong trang phục lễ theo đoàn rước để tôn vinh và giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống…
Nhưng xem ra "phần được" chưa đáng là bao.Sắm mâm cơm, mua cá chép… về làm lễ tiễn Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp là nét đẹp văn hóa của người Việt, nhưng nay đã bị lạm dụng một cách thái quá. Nói như ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ VHTT&DL: "Muốn cấm người dân đốt vàng mã, thì phải bắt đầu cấm từ cơ sở sản xuất vàng mã". Có như vậy, hình thức mang nhiều yếu tố mê tín dị đoan của vàng mã mới được tiêu diệt triệt để.
Ngày nay, điều kiện kinh tế khá giả, nhiều gia đình chuẩn bị Tết ông Công, ông Táo cầu kỳ hơn. Nhìn về phương diện nào đó thì đây là tín hiệu tốt, vì người dân ngày càng coi trọng nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, việc lạm dụng, đốt nhiều vàng mã gây ra tình trạng lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường sống, thậm chí còn là phản cảm. Bà Đỗ Lan PhươngTrung tâm Nghiên cứu văn hóa và phát triển |