Kinhtedothi - Tổng nhu cầu vốn để phát triển hạ tầng giao thông từ ngân sách tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 là 21.274 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh khoảng 16.367 tỷ đồng, nguồn vốn ODA hơn 2.267 tỷ đồng, nguồn sự nghiệp hơn 1.019 tỷ đồng và của các địa phương là 1.620 tỷ đồng.
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về việc ban hành Đề án Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Bình Định đầu tư hơn 21.274 tỷ đồng phát triển giao thông giai đoạn 2021 - 2025. (Ảnh: Trung Vũ).
Theo đó, trong thời gian tới, tỉnh Bình Định sẽ đầu tư hoàn thành đường ven biển từ Quy Nhơn đến Tam Quan, các tuyến đường kết nối về đường ven biển, cảng Quy Nhơn, các khu công nghiệp, các đô thị, thông tuyến đường phía Tây tỉnh (ĐT.638) đoạn từ Quốc lộ 19 đến Khu Becamex VSIP Bình Định và một số tuyến đường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với tổng chiều dài cần đầu tư xây dựng hơn 299,6km.
Đồng thời, địa phương này sẽ đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 51 công trình với chiều dài 213,07km thuộc các tuyến đường địa phương nhằm phục vụ phát triển kinh tế của huyện, TP trong tỉnh.
Song song đó, Bình Định sẽ bổ sung đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2021 - 2025 cho 6 dự án với tổng chiều dài hơn 47km, tổng vốn đầu tư hơn 2.924 tỷ đồng. Một số dự án đáng chú ý như: Đường ven biển đoạn Cát Tiến - Đề Gi 21,5km (hơn 1.261 tỷ đồng), đường ven biển đoạn Đề Gi - Mỹ Thanh 7,6km (612 tỷ đồng), đường ven biển đoạn Cầu Lại Giang đến Cầu Thiện Chánh 9,6km (534 tỷ đồng)…
Theo đó, tổng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từ ngân sách tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025 hơn 21.274 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh khoảng 16.367 tỷ đồng, nguồn vốn ODA hơn 2.267 tỷ đồng, nguồn sự nghiệp hơn 1.019 tỷ đồng và ngân sách của các địa phương là 1.620 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong giai đoạn tới, Bình Định sẽ tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 11 dự án, công trình giao thông quan trọng của tỉnh, làm cơ sở triển khai thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 2026 - 2030 với tổng chiều dài tuyến 194,75km.
KInhtedothi - Trong hai tháng đầu năm 2022, Bình Định thu hút mới 11 dự án mới với tổng vốn đầu tư hơn 1.152 tỷ đồng và gần 200 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 1.682 tỷ đồng.
Kinhtedothi - Dự án Trung tâm trí tuệ nhân tạo - Đô thị phụ trợ TP Quy Nhơn có tổng mức đầu tư tối thiểu 4.362 tỷ đồng, diện tích hơn 93ha do Liên danh FPT Quy Nhơn làm chủ đầu tư đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng 1/500.
Kinhtedothi - Dự án Khu đô thị thương mại - dịch vụ phía Nam đường Đô Đốc Bảo, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn rộng khoảng 10ha, tổng vốn đầu tư gần 740 tỷ đồng sẽ được Bình Định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Kinhtedothi – Lãnh đạo UBND xã Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội) khẳng định, vừa qua trên địa bàn xã có hoạt động cải tạo, hạ cốt đồi, vận chuyển đất ra ngoài, song không có hiện tượng khai thác, mua bán khoáng sản như một số thông tin phản ánh.
Kinhtedothi – Sau bài phản ánh của báo Kinh tế & Đô thị với nội dung “Nghệ An: mặt đường quốc lộ 7C hư hỏng cần được sửa chữa” đơn vị quản lý tuyến đường này đã sửa chữa, tạm vá, lấp các điểm, hố sâu trên mặt đường gây mất an toàn giao thông.
Kinhtedothi - Cục Đường sắt Việt Nam thông tin, từ nay đến năm 2030, đơn vị này sẽ tiến hành khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên cả nước. Đây là những dự án lớn có tính quy mô, kết nối toàn mạng lưới đường sắt.
Kinhtedothi - Tình trạng ô nhiễm sông ngòi, kênh rạch tại Hà Nội đã kéo dài nhiều năm qua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu hồi sinh các dòng sông đã được Hà Nội đặt ra cách đây nhiều năm thông qua những đề án cải tạo, biện pháp ngăn chặn ô nhiễm. Tuy nhiên, vẫn cần sự quyết tâm lớn của các cấp, ngành liên quan.
Kinhtedothi - Ngày 3/4, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt Đại Liên tăng khi nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc vượt qua nỗi lo về thuế quan của Mỹ.