Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bình Định: Ngập đô thị “làm nóng” nghị trường

Kinhtedothi- Các ngành chức năng tỉnh Bình Định cần làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục tình trạng ngập lụt ở đô thị TP Quy Nhơn, đặc biệt là tại phường Ghềnh Ráng.

Đây là một trong những vấn đề nổi trội được đại biểu HĐND quan tâm, đặt câu hỏi tại phiên chất vấn ngày 10/12, tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Tình trạng ngập lụt ở TP Quy Nhơn ngày càng phức tạp.

Khoảng 2-3 năm trở lại, tình trạng ngập lụt tại phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn) ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, trong tháng 10 và 11/2022 vừa qua, 2 trận ngập lụt lớn liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Trần Viết Bảo - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến phường Ghềnh Ráng bị ngập nặng.

“Cường độ mưa quá lớn, 200-270mm vào các ngày 11/10 và 20/11, lượng mưa lớn diễn ra trong thời gian ngắn 2-3 giờ khiến cho khả năng thoát nước đô thị vượt quá sức, không tiêu thoát kịp gây ngập nặng. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước ở phường Ghềnh Ráng đầu tư trong nhiều giai đoạn không có sự đồng bộ về tiết diện thoát nước. Ngoài ra, nhiều kênh mương chính đang bị bồi lấp, không được nạo vét, duy tu thường xuyên khiến dòng chảy bị hẹp, tắc nghẽn”- ông Bảo nói.

Theo Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, hiện một số kênh mương chính bị người dân lấn chiếm xây dựng công trình, kiến trúc làm dòng chảy bị thu nhỏ. Đặc biệt, tại cống thoát nước duy nhất thoát ra biển ở đường Hàn Mặc Tử rất hẹp, khả năng thoát nước đáp ứng với lượng mưa 30mm/giờ trong 3 giờ, còn với lượng mưa đến trên 200mm/giờ thì không thể đáp ứng được.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như quản lý, vận hành hệ thống thoát nước trước mùa mưa lũ không được quan tâm. Nhiều hệ thống thoát nước đầu mùa mưa không được nạo vét, khơi thông, gây ngập nặng đô thị Ghềnh Ráng.

Ông Trần Viết Bảo đề xuất cần rà soát lại tổng thể các kênh mương thoát nước ở địa bàn phường Ghềnh Ráng và khu vực TP Quy Nhơn để có lộ trình quản lý, vận hành chống ngập. Trong đó, sớm cải tạo nâng cấp 1 số tuyến kênh quan trọng, đặc biệt khu vực phường Ghềnh Ráng.

Giám đốc Sở Xây dựng Bình Định cũng cho rằng, cần đầu tư mới cống trên đường Chế Lan Viên nối dài, vận động người dân tháo dỡ công trình, vật kiến trúc vi phạm hành lang kênh mương Bông Hồng và cải tạo, duy tu lại kênh mương thoát nước quan trọng này.

Ông Hồ Quốc Dũng- Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định cho rằng, không thể chấp nhận được khu dân cư ở ngay mặt biển mà cứ mưa là ngập đường, ngập nhà và yêu cầu Sở Xây dựng cùng với UBND TP Quy Nhơn phải có giải pháp khẩn cấp.

Ông Hồ Quốc Dũng- Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định.

“Sở Xây dựng, UBND TP Quy Nhơn cần tăng cường trách nhiệm quản lý, làm không đúng quy định phải thanh tra, kiểm tra xử lý. Đồng thời khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan để sớm có giải pháp tổng thể, căn cơ để xử lý ngập lụt dứt điểm trước mùa mưa lũ 2023”- ông Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa sắp khởi công dự án cáp treo gần 3.000 tỷ đồng lên đỉnh Am Tiên

Thanh Hóa sắp khởi công dự án cáp treo gần 3.000 tỷ đồng lên đỉnh Am Tiên

25 Apr, 08:43 AM

Kinhtedothi – Một công trình hạ tầng du lịch tầm cỡ sắp hiện diện trên đỉnh non thiêng Am Tiên, khi Thanh Hóa vừa phê duyệt dự án khu dịch vụ thương mại và cáp treo với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng không chỉ tạo nên diện mạo mới cho điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của huyện Triệu Sơn mà còn mở ra động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ cho khu vực phía Tây tỉnh.

Ngành xây dựng “nâng chất”, tạo lợi thế cạnh tranh

Ngành xây dựng “nâng chất”, tạo lợi thế cạnh tranh

24 Apr, 09:53 PM

Kinhtedothi - Các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, chuyển đổi số không phải là mục tiêu, mà là công cụ để nâng cao năng suất, minh bạch và khả năng thích ứng của ngành xây dựng. Nếu Việt Nam muốn xây dựng hạ tầng tầm khu vực và toàn cầu, thì “xây dựng số” cần đi song hành với “xây dựng cứng”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ