Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư cho 5 doanh nghiệp FDI

DUY CHÍ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dù tình hình dịch bệnh đang tái diễn bùng phát nhưng các nhà đầu tư vẫn tìm đến Bình Dương vì tin tưởng vào thành công của nhiều doanh nghiệp đi trước, cùng với tinh thần “chống dịch đi đôi với phát triển kinh tế” của Chính phủ Việt Nam.

Ngày 21/5, UBND tỉnh Bình Dương đã làm lễ trao giấy chứng nhận đầu tư đợt 1/2021 cho 5 doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài (FDI). Ông Trần Văn Nam – Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Hoàng Thao - Chủ tịch UBND tỉnh cùng dự và trao chứng nhận, tặng hoa chúc mừng các doanh nghiệp.
 Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng hoa, chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà đầu tư vừa nhận Giấy chứng nhận
Các doanh nghiệp được trao Chứng nhận đầu tư lần này có tổng vốn đăng ký 974,2 triệu USD/1 tỷ 252 triệu USD mà tỉnh Bình Dương đã thu hút được từ đầu năm đến nay, bằng 159% so cùng kỳ năm 2020.
Đó là Công ty TNHH Công nghiệp New Motion (Singapore), sản xuất sản phẩm màn hình vô tuyến và màn hình hiển thị; đầu tư xây dựng nhà kho, nhà xưởng, văn phòng trong khu công nghiệp để hoạt động, cho thuê; dịch vụ tư vấn quản lý bất động sản; dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa có vốn đầu tư 185 triệu đô la Mỹ, tại Khu công nghiệp Phú Tân.
Công ty TNHH Polytex far Eastern Việt Nam với mục tiêu sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester, sản phẩm xơ tổng hợp polyester, sản phẩm xơ tổng hợp polyester, sản phẩm kéo sợi có vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 610 triệu đô la Mỹ, tổng vốn vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 1 tỷ 370 triệu đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Bàu Bàng.
Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper. Vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 100 triệu đô la Mỹ, tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 1 tỷ 100 triệu đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Quốc tế Protrade.
Công ty TNHH Procter & Gamble Đông Dương chuyên sản xuất dao cạo râu. Vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 44,8 triệu đô la Mỹ, tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 247,8 triệu đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Đồng An.
Công ty Logistics ECPVN Bình Dương 2 (Singapore) với mục tiêu dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa; dịch vụ Losgistics; cho thuê nhà kho, nhà xưởng có vốn đầu tư 34,4 triệu đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B.
Hiện có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bình Dương. Trong đó Đài Loan đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 640,8 triệu USD, chiếm 53,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Singapore đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư là 244,7 triệu USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư. Samoa đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư là 101 triệu USD, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, B.V.I, Hàn Quốc...
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đạt 964 triệu đô la Mỹ, chiếm 77% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn 229,4 triệu đô la Mỹ, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực Bán buôn và bán lẻ, vận tải, xây dựng...
Kết quả trên đã đưa Bình Dương đứng vững ở vị trí thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) với 3.974 dự án, có tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 36,5 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư cả nước. Đặc biệt trong giai đoạn cả nước đang tái diễn bùng phát dịch Covid 19, các nhà đầu tư vẫn tìm đến Bình Dương vì tin tưởng vào thành thành công của các doanh nghiệp đi trước cùng với tinh thần “Chống dịch đi đôi với phát triển kinh tế” của Chính phủ Việt Nam.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần