Bộ Công Thương đề xuất nhiều nội dung quan trọng trong cuộc điện đàm với Mỹ
Kinhtedothi - Đây là một trong những nội dung quan trọng được Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đề cập tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Công Thương tổ chức chiều 4/4.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì buổi họp báo thường kỳ chiều 4/4. Ảnh: Ánh Ngọc
Chuẩn bị sẵn sàng nội dung đàm phán thương mại với Mỹ
Ngày 2/4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia bị đánh thuế đối ứng ở mức 46% đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Liên quan tới nội dung này, tại Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đang đẩy mạnh giải pháp đàm phán thương mại với Mỹ.
Cụ thể, để chuẩn bị cho điện đàm sắp tới, Bộ đã xác định cần tiếp tục chuẩn bị các vấn đề đàm phán mà Mỹ quan tâm. Mục tiêu là nhằm giải thích rõ hơn các chính sách, quản lý xuất nhập khẩu, vấn đề thuế và những nội dung khác liên quan.
Do Công hàm Bộ trưởng Bộ Công Thương mới gửi tới Mỹ hôm qua (ngày 3/4), nên Bộ đang đề nghị đại sứ quán và trưởng cơ quan thương vụ Việt Nam tại Mỹ tiến hành trao đổi tích cực với phía bạn để cung cấp thông tin. Trong chiều nay, Phó Thủ tướng chủ trì cuộc họp với các DN xuất khẩu để lắng nghe các tác động, tiếp thu và ghi nhận các ý kiến để đưa ra phương án xử lý gắn với quyền lợi của DN.
“Về cuộc điện đàm sắp tới của Bộ trưởng Bộ Công Thương với người đồng cấp là Trưởng đại diện thương mại Mỹ, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trao đổi thông tin với phía bạn, khẳng định Việt Nam muốn xây dựng thương mại công bằng, sẵn sàng trao đổi, đàm phán giải quyết vướng mắc bất cập để hài hòa quan hệ thương mại. Để chuẩn bị cho cuộc điện đàm, Bộ đang khẩn trương triển khai nhiều nội dung, đề xuất, thậm chí phải sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật...” – Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin.
Trong sáng nay (ngày 4/4), lãnh đạo Bộ Công Thương cũng trao đổi với Bộ Tài chính về việc sẵn sàng các phương án để triển khai, phối hợp. Bởi để đàm phán với Mỹ, không chỉ riêng một bộ, mà phải có sự phối kết hợp của rất nhiều bộ, ngành. Về thị trường, chủ trương xuyên suốt là phải đa dạng hóa thị trường, “trứng không bao giờ để chung một giỏ”, đầu tư như vậy và thị trường cũng vậy, luôn đa dạng hóa.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng khẳng định, trước tác động của thuế đối ứng, ưu tiên tập trung lúc này là bàn thảo giải pháp để ứng phó. Do đó, các mục tiêu tăng trưởng, xuất nhập khẩu, đầu tư... sẽ chưa được bàn đến và chưa thay đổi mục tiêu nhập khẩu hay tăng trưởng đã đặt ra. Việc này thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, là chưa bàn đến việc thay đổi mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu, nhập khẩu với tinh thần bình tĩnh nhìn tổng thể và toàn diện.
Đồng hành và bảo vệ lợi ích của DN xuất khẩu
Chia sẻ tại buổi họp báo, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài (Bộ Công Thương) Tạ Hoàng Linh cho biết, mức thuế 46% mà Mỹ áp cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam là đáng quan ngại trong bối cảnh Việt Nam kiên trì, ủng hộ nhất quán thương mại đa phương, thúc đẩy thương mại đầu tư.

Bộ Công Thương sẽ đề xuất nhiều nội dung quan trọng trong cuộc điện đàm sắp tới với Mỹ. Ảnh: Ánh Ngọc
Hiện Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh tế có cơ cấu bổ sung cho nhau, cạnh tranh không trực tiếp với Mỹ mà cạnh tranh với nước thứ ba, giúp người tiêu dùng Mỹ được sử dụng hàng hóa với giá hợp lý. Do đó, Bộ Công Thương mong muốn tiếp tục đàm phán để hai bên tìm tiếng nói chung và kỳ vọng các cuộc điện đàm ở cấp bộ trưởng và các cấp kỹ thuật đang được khẩn trương triển khai thời gian sớm nhất sẽ giúp tháo gỡ cho vấn đề áp thuế đối ứng.
Ông Tạ Hoàng Linh khuyến nghị các DN trong nước cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động và môi trường. Cùng với đó, chú trọng kiểm soát xuất xứ nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo tuân thủ các quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do (FTA), tránh rủi ro liên quan đến gian lận thương mại. Các DN nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước ngoài, thông qua việc cập nhật thông tin và tham gia các khóa đào tạo liên quan.
Trích dẫn
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt 202,5 tỷ USD, ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 102,8 tỷ USD, ước tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 99,68 tỷ USD, ước tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại quý I/2025 tiếp tục duy trì trạng thái thặng dư, ước xuất siêu 3,15 tỷ USD.
“Các DN tận dụng thế mạnh sẵn có của 17 FTA sẵn có với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng 70 cơ chế hợp tác kinh tế thương mại song phương; đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp tục thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới như: Trung Đông, Mỹ La tinh, Trung Á và các thị trường mới nổi khác. Đồng thời, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại và cải thiện cơ sở hạ tầng logistics nhằm giảm chi phí vận chuyển và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.” – ông Tạ Hoàng Linh lưu ý.
Về phía Bộ Công Thương sẽ tăng cường bảo vệ quyền lợi hợp pháp của DN cũng như cảnh báo sớm và xử lý kịp thời với các nguy cơ vụ kiện hoặc vụ việc phòng vệ thương mại nhằm hạn chế thấp nhất mức thiệt hại xảy ra cho Việt Nam. Bộ cũng sẽ kiến nghị với Chính phủ mở rộng hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để cung cấp thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh và hỗ trợ DN tốt hơn.

Mỹ áp thuế đối ứng 46%, Việt Nam chịu ảnh hưởng thế nào?
Kinhtedothi - Việt Nam chịu mức thuế đối ứng 46%, thuộc hàng cao nhất trong số hàng chục nền kinh tế bị áp thuế đối ứng theo sắc thuế do ông Trump ký vào rạng sáng 3/4 theo giờ Việt Nam. Những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ...

Giá tiêu hôm nay 4/4/2025: Mỹ áp thuế cao với Việt Nam, hồ tiêu có bị ảnh hưởng?
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 4/4/2025 trong khoảng 157.000 - 158.000 đồng/kg. Thị trường hồ tiêu đang phản ứng khá chậm với việc Mỹ áp thuế lên các nước. Năm ngoái, Mỹ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam với khối lượng 73,710 tấn đạt trị giá 407,6 triệu USD.

Mỹ áp thuế 46% lên hàng hoá Việt Nam, cách nào giảm sốc cho doanh nghiệp?
Kinhtedothi - Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam là thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, đa dạng hóa thị trường, cải thiện chuỗi cung ứng, thúc đẩy đàm phán thương mại và hỗ trợ DN là những giải pháp cốt lõi giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn này.