Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Kinhtedothi – Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao hiệu trưởng xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình thay vì trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện cấp bằng như hiện nay.

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS để phù hợp chính quyền địa phương 2 cấp.

Tốt nghiệp THCS là tiêu chí bắt buộc để học sinh dự thi vào lớp 10 THPT. Đầu năm ngoái, Bộ đã bỏ xếp loại giỏi, khá, trung bình trên bằng tốt nghiệp cấp học này.

Theo Bộ GD&ĐT, việc bỏ bằng tốt nghiệp THCS nhằm đảm bảo phù hợp với chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và phù hợp với mục tiêu phổ cập giáo dục, xu thế quốc tế.

Bộ GD&ĐT lấy dẫn chứng một số quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Úc, Phần Lan không cấp bằng tốt nghiệp THCS mà sử dụng xác nhận của hiệu trưởng về kết quả học tập ở lớp dưới để xét học ở bậc học cao hơn hoặc phân luồng. Mặt khác, việc xác nhận hoàn thành chương trình THCS không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của người học.

Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng phân cấp quản lý cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS cho Chủ tịch UBND cấp xã khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Trường THPT hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc quản lý của Sở GD&ĐT, trừ những trường thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Theo dự thảo luật, thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT cũng được thay đổi từ Giám đốc Sở GD&ĐT sang hiệu trưởng nhà trường. Theo ban soạn thảo, điều này nhằm thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền, tuân thủ nguyên tắc “nơi nào đào tạo, nơi đó cấp bằng”.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng có một số thay đổi khác như bỏ khái niệm trường trung cấp, phổ cập giáo dục mầm non từ 3 tuổi, bỏ Hội đồng trường ở bậc mầm non và phổ thông, hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường tư...

Thời gian Bộ GD&ĐT lấy ý kiến cho dự thảo là từ nay tới hết 9/7.

Bạn đọc xem dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục  TẠI ĐÂY   

Quy định cụ thể cơ quan quản lý giáo dục để thống nhất với chính quyền 2 cấp

Quy định cụ thể cơ quan quản lý giáo dục để thống nhất với chính quyền 2 cấp

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

12 May, 04:44 PM

Kinhtedothi – Giáo dục quyền con người không chỉ là một môn học mà là một quá trình thấm nhuần các giá trị nhân văn, dân chủ vào nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Việc đầu tư vào giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là một đầu tư chiến lược cho tương lai của đất nước.

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

11 May, 11:43 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

11 May, 10:38 AM

Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ