Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ GD&ĐT lý giải học ngành vi mạch bán dẫn cần đạt 8 điểm toán

Kinhtedothi – Trước câu hỏi của học sinh về việc vì sao Bộ GD&ĐT quy định học sinh cần đạt 8 điểm môn toán để học ngành vi mạch bán dẫn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Anh Dũng đã đưa ra câu trả lời.

Bộ GD&ĐT mới công bố chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ; áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học tham gia thực hiện Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” theo Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Học sinh muốn học các ngành về vi mạch bán dẫn, nếu xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT thì phải sử dụng tổ hợp có môn toán và có ít nhất một môn khoa học tự nhiên phù hợp.

Theo quy định, học sinh muốn học hệ cử nhân, kỹ sư các ngành về vi mạch bán dẫn, nếu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT phải sử dụng tổ hợp có môn toán và có ít nhất một môn khoa học tự nhiên phù hợp với chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn.

Tổng điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt tối thiểu 80% thang điểm xét, ví dụ tối thiểu là 24/30 với tổ hợp ba môn; ngoài ra, điểm toán đạt ít nhất 80% thang điểm xét, ví dụ tối thiểu 8/10.

Với người đã có bằng tốt nghiệp đại học cần có bằng tốt nghiệp phù hợp với ngành đào tạo dự tuyển và có điểm trung bình tích lũy (GPA) đạt từ 2,8/4 trở lên.

Với sinh viên đang học đại học ngành khác chuyển sang ngành vi mạch bán dẫn tại thời điểm xét cần có GPA đạt từ 2,5/4 trở lên.

Trả lời câu hỏi của học sinh về việc, tại sao Bộ có yêu cầu nghiêm ngặt nêu trên, nhất là với môn toán, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Anh Dũng cho hay: khi xây dựng chương trình trên, hội đồng tư vấn chuyên môn nhận thấy, kiến thức nền tảng để học sinh học tốt ngành vi mạch bán dẫn và STEM đặc biệt liên quan đến môn toán.

Sau này, trong quá trình học tập và làm việc ở ngành vi mạch bán dẫn, các em sẽ sử dụng kiến về toán rất nhiều. Cùng với đó, khi khảo sát kết quả học tập của học sinh cũng như đánh giá kết quả đào tạo đối với sinh viên học các ngành kỹ thuật, công nghệ liên quan đến vi mạch bán dẫn chỉ ra rằng, các em cần nền tảng kiến thức môn toán từ 8 điểm trở lên mới phát huy được kết quả tốt nhất trong quá trình học tập.

Dù vậy, ông Nguyễn Anh Dũng cũng lưu ý, học sinh cần nghiên cứu kỹ quy định vì chuẩn chương trình đào tạo này áp dụng cho các trường sẽ tham gia vào đề án phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn theo theo Quyết định số 1017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Các trường không tham gia đề án sẽ không bắt buộc tuân theo quy định nêu trên và vẫn có thể tuyển sinh ngành vi mạch bán dẫn với các quy định riêng của trường.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công nghệ thực phẩm - ngành học với sức khỏe

Công nghệ thực phẩm - ngành học với sức khỏe

18 May, 09:07 AM

Kinhtedothi - Trong xã hội hiện nay, ngành công nghệ thực phẩm giữ vai trò quan trọng với việc bảo đảm nguồn cung cấp thực phẩm an toàn và bền vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Ngành học này còn đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên và chuyên gia, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ