Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bộ GD&ĐT phản hồi về kiến nghị sách Công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại

Lưu Ly
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi -Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi PGS Nguyễn Kế Hào là người đại diện cho Trung tâm Công nghệ Giáo dục (CNGD), Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT về việc SGK của GS Hồ Ngọc Đại bị loại từ vòng thẩm định.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, lần này có 5 bộ SGK của 9 môn học được các nhà NXB có chức năng xuất bản SGK đề nghị Bộ GD&ĐT thẩm định. Trong đó, có các bản mẫu SGK môn Tiếng Việt và Toán lớp 1 do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên.
GS Hồ Ngọc Đại và cộng sự được Bộ GD&ĐT mời đến nghe thông báo kết quả, đối thoại với Hội đồng thẩm định và kết luận của các Hội đồng.

Thông tư 33 quy định đối với các bản mẫu SGK được đánh giá không đạt, nếu tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tiếp tục biên soạn SGK thì bản mẫu SGK phải được xây dựng lại để thẩm định như lần đầu.
Vì vậy, tập thể tác giả bản mẫu sách Tiếng Việt 1 và Toán 1 do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên có thể tiếp tục hoàn thiện các bản mẫu SGK theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới và đề nghị thẩm định lại.
 SGK Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.
Trước đó, tập thể, cán bộ Trung tâm CNGD đã gửi kiến nghị tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng GD&ĐT về việc SGK CNGD bị loại.
Cụ thể, trong đơn kiến nghị gửi Thủ tướng, tập thể, cán bộ Trung tâm CNGD cho biết, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thẩm định SGK mới phục vụ cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó có sách tiếng Việt 1 và Toán 1 của Trung tâm CNGD, do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên. Tuy nhiên, bộ sách đã bị đánh giá “không đạt” ngay từ vòng đầu, theo biên bản của Hội đồng thẩm định.

Còn trong đơn kiến nghị gửi đến Bộ GD&ĐT, tập thể, cán bộ Trung tâm CNGD bày tỏ ý kiến không đồng tình với đánh giá của Hội đồng.
Theo đó, bộ sách CNGD được hình thành và định hình trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm lâu dài (trên 40 năm) từ ý tưởng khoa học đến những quan điểm giáo dục có tính lý luận, triết lý - đã thành một phương án giáo dục mới ở tiểu học