Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Tài chính: Cẩn trọng với trái phiếu doanh nghiệp

Kinhtedothi - Bộ Tài chính vừa tiếp tục đưa ra những khuyến nghị đối với doanh nghiệp phát hành, nhà đầu tư, tổ chức phân phối trái phiếu khi đầu tư, phát hành, cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp.
Theo Bộ Tài chính, báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ trong tháng 5 là 27.061 tỷ đồng, tổng khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ 5 tháng đầu năm 2020 là 91.616 tỷ đồng tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, đáng chú ý là các doanh nghiệp bất động sản gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục xu hướng tăng mua TPDN, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc phân phối TPDN cho nhà đầu tư cá nhân.
 Ảnh minh hoạ
Trước tình hình thị trường TPDN trên, Bộ Tài chính đã đưa ra khuyến nghị đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành trái phiếu khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ; tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu; sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu gắn với mục đích phát hành; không vì mục tiêu bán cho nhà đầu tư cá nhân mà chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành với nhiều mã trái phiếu; có biện pháp để thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết với nhà đầu tư, bao gồm cam kết về mua lại trái phiếu trước hạn.
Đối với nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải đối với trái phiếu. Trước khi quyết định đầu tư, cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành bao gồm cả tình hình huy động vốn trái phiếu; mục đích phát hành trái phiếu, tài sản đảm bảo của trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu, nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu.
Theo đó, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư cá nhân mới nên mua trái phiếu, không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu (bao gồm cả gốc và lãi) nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn.
Về phía tổ chức phân phối trái phiếu, Bộ Tài chính khuyến nghị không chào mời phân phối trái phiếu bằng mọi giá cho nhà đầu tư, có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho nhà đầu tư về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, mục đích phát hành trái phiếu, tài sản đảm bảo của trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu; nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu. Đồng thời, có biện pháp quản lý để tuân thủ đầy đủ, đúng hạn cam kết về mua lại trái phiếu với nhà đầu tư khi phân phối trái phiếu
Bộ Tài chính cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát trên cơ sở đó xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về TPDN.
Trước đó ngày 15/5/2020, Bộ Tài chính cũng đã phát đi thông tin báo chí về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2020 và đưa ra những khuyến nghị đối với doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngân hàng đối mặt áp lực nợ xấu tăng

Ngân hàng đối mặt áp lực nợ xấu tăng

27 May, 08:20 AM

Kinhtedothi- Tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng trở lại trong quý I/2025. Việc luật hóa quy định cho phép ngân hàng thương mại được thu giữ tài sản đảm bảo (TSĐB) tại Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) là rất cần thiết trong xử lý nợ xấu và hài hòa hóa quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

Cổ phiếu bất động sản và dệt may bứt phá mạnh mẽ

Cổ phiếu bất động sản và dệt may bứt phá mạnh mẽ

26 May, 04:03 PM

Kinhtedothi - Phiên giao dịch đầu tuần cho thấy tâm lý tích cực trở lại, với dòng tiền lan tỏa trên diện rộng và tập trung vào các nhóm ngành dẫn dắt. Sự hồi phục từ nhóm bất động sản, dệt may và các nhóm ngành hỗ trợ khác tạo lực đẩy quan trọng giúp thị trường vượt mốc kỹ thuật quan trọng. Trong ngắn hạn, với thanh khoản gia tăng và lực cầu vững, kỳ vọng về những phiên giao dịch sôi động tiếp theo là hoàn toàn có cơ sở.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ