Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Hà Nội

Kinhtedothi - Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
Nút giao Phạm Hùng - Dương Đình Nghệ. Ảnh: Anh Tuấn.
Theo Tờ trình của Bộ Tài chính, TP Hà Nội có vị trí, vai trò đầu não, đặc biệt quan trọng của Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị; là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ lớn của đất nước; là địa phương có thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn lớn thứ hai cả nước (giai đoạn 2011 - 2016 thu NSNN đạt trên 940.000 tỷ đồng).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội luôn ở mức cao, hằng năm đều tăng gấp 1,5 lần so với trung bình cả nước; khẳng định vị thế đầu tàu, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung.
Để Thủ đô Hà Nội phát triển, trong thời gian qua Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều Nghị quyết, cơ chế đặc thù cho Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trước bối cảnh thách thức của yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, của quá trình hội nhập cạnh tranh quốc tế, các lợi thế dần bị thu hẹp, các thách thức về giao thông; ô nhiễm môi trường; sự không bền vững về chất lượng nguồn nhân lực... đã và đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội.

Vì vậy, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù so với một số luật hiện hành cho phù hợp với yêu cầu phát triển, quy mô kinh tế - xã hội, trình độ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đối với Thủ đô Hà Nội là cần thiết.

Dự thảo Nghị định đề xuất: Mức dư nợ vay (bao gồm vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật) của ngân sách TP không vượt quá 90% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. Thu ngân sách địa phương được xác định trên cơ sở dự toán thu ngân sách TP được Quốc hội quyết định của năm dự toán. Tổng mức vay và bội chi ngân sách TP hàng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
 Ảnh minh họa
Đối với đề xuất này, Bộ Tài chính lý giải, Luật Ngân sách nhà nước quy định mức dư nợ vay của TP Hà Nội không quá 60% thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. Sau khi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 quy định một số cơ chế, chính sách tài chính đối với TP Hà Nội, theo đó quy định mức dư nợ vay của TP Hà Nội không quá 70% thu ngân sách TP được hưởng theo phân cấp.

Với quy định này, theo dự toán ngân sách năm 2018 đang trình Quốc hội mức dư nợ vay tối đa của Thành phố năm 2018 là 65.660 tỷ đồng (ước dư nợ vay của TP đến ngày 31/12/2017 khoảng 14.815 tỷ đồng, bằng khoảng 23% mức dư nợ vay cho phép). Nếu nâng mức dư nợ vay lên 90%, tính theo dự toán năm 2018, dư nợ vay tối đa của TP khoảng 84.420 tỷ đồng, tăng 18.760 tỷ đồng so với quy định hiện hành.

Việc quy định tăng giới hạn mức dư nợ vay bảo đảm cho TP Hà Nội có thêm dư địa được vay và phù hợp với bối cảnh thực hiện đẩy mạnh cơ chế cho chính quyền địa phương vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước, thay vì cấp phát như hiện nay. Dự kiến, trong thời gian tới, TP Hà Nội vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước đã ký Hiệp định để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm khoảng 22.919 tỷ đồng (trên 1 tỷ USD). Tuy nhiên, việc tăng mức dư nợ vay này được kiểm soát trong giới hạn nợ công cho phép, vì tổng mức vay và bội chi ngân sách của TP Hà Nội hằng năm theo quy định của Luật NSNN do Quốc hội quyết định.

Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định cũng đề xuất bổ sung: Ngân sách TP được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn TP Hà Nội (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của TP Hà Nội.

Trước đây khoản thu này thuộc trung ương quản lý, ngân sách trung ương hưởng 100%, nay sửa lai tương tự như khoản 9, Điều 5 Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh.
Xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ