Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bộ trưởng LĐTB&XH xây dựng kịch bản ứng phó dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra

Oanh Trần
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đã chỉ đạo xây dựng kịch bản ứng phó nhằm đảo bảo tối đa cho người lao động (NLĐ), có phương án hỗ trợ NLĐ tại nước ngoài, hỗ trợ NLĐ về nước...

Trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra, đặc biệt là một số quốc gia có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc tại Hà Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, ngày 24/2, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đã có yêu cầu các Thứ trưởng và Thủ trưởng và các đơn vị trực thuộc.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước chủ trì, phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước và các cơ quan liên quan xây dựng kịch bản ứng phó chi tiết nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của NLĐ tại các thị trường ngoài nước. Đặc biệt là các thị trường có số lượng lớn lao động Việt Nam làm việc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan trong trường hợp dịch bùng phát tại các nước này.

Nhân viên y tế vận chuyển một bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 tại bệnh viện ở Chuncheon. Ảnh: AFP

Cục Quản lý lao đông ngoài nước rà soát, thống kê cụ thể số lượng lao động đang làm việc tại các thị trường; nêu các phương án hỗ trợ NLĐ tại nước ngoài, hỗ trợ NLĐ về nước, cách ly, chữa bệnh. Cùng với đó là các giải pháp về ngoại giao, trao đổi thông tin với cơ quan quản lý nước tiếp nhận lao động; các giải pháp tuyên truyền cho NLĐ...
Cục này cũng phải xây dựng các phương án trong trường hợp những thị trường khác ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Và, triển khai ứng dụng kết nối, hỗ trợ khẩn cấp trên điện thoại cho NLĐ Việt Nam ở nước ngoài; đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và các chương trình Trung tâm lao động ngoài nước đang triển khai.
Đối với Cục việc làm xây dựng phương án ứng phó chi tiết nhằm quản lý lao động đến từ vùng dịch hay di chuyển qua các vùng dịch, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Cục này rà soát tổng thể, nắm tình hình toàn bộ lao động nước ngoài đã và đang làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là lao động tại các nước dịch bệnh đang bùng phát mạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; thống kê cụ thể số lượng lao động, chuyên gia đang làm việc tại từng địa phương.
 Các nhân viên khử trùng một khu vực ở TP Daegu, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Đặc biệt là số chuyên gia sắp quay trở lại Việt Nam trong thời gian tới. Song song với đó là nêu các phương án cách ly, chữa bệnh cho NLĐ, chuyên gia vào Việt Nam làm việc. Ngoài ra, là các phương án về hỗ trợ DN trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài; cấp phép, tạm dừng cấp phép đối với lao động nước ngoài trong các trường hợp dịch bệnh bùng phát ở nhiều cấp độ, nhiều quốc gia.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo Cục Quan hệ lao động và tiền lương xây dựng các phương án hỗ trợ DN, địa phương xử lý trong trường hợp NLĐ đình công, ngừng việc liên quan tới dịch bệnh COVID-19. Đề xuất các phương án liên quan tới chi trả tiền lương ngừng việc cho NLĐ trong thời gian công bố dịch bệnh theo tại Bộ luật Lao động.
Đối với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) xây dựng phương án tổ chức đào tạo tại các cơ sở GDNN để thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Đơn vị này cũng phải xây dựng các phương án xử lý trong trường hợp học sinh, sinh viên nhiễm bệnh khi đang học tại cơ sở GDNN.
Nghiên cứu, đề xuất các phương án chi trả chế độ ốm đau đối với NLĐ bị cách ly là nhiệm vụ của Vụ Bảo hiểm xã hội. Cục Người có công, Cục Bảo trợ xã hội, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội xây dựng phương án phòng chống lây nhiễm trong hệ thống các trung tâm điều dưỡng người có công với cách mạng, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy; kịch bản ứng phó khi có đối tượng lây nhiềm trong các trung tâm, cơ sở....
Cùng trong ngày 24/2, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTB&XH Nguyễn Gia Liêm thông tin, hiện tại Việt Nam có trên 48.00 lao động làm việc hợp pháp tại Hàn Quốc và khoảng 11.000 lao động Việt cư trú, làm việc bất hợp pháp. Và trên 220.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản.
Thông tin từ Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và Nhật Bản, tính đến trưa 24/2, chưa ghi nhận trường hợp lao động Việt Nam bị nhiễm, nghi nhiễm dịch SARS-CoV-2.