Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Tư pháp không "tuýt còi" quy định cấm ghi hình tại nơi tiếp công dân của Hà Nội

Kinhtedothi - Theo Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) Đồng Ngọc Ba, hiện có gần 30 địa phương quy định không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân. Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng như các tỉnh, TP ban hành nội quy tại Trụ sở Tiếp công dân như vậy là thực hiện theo quy định của luật.
Ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trả lời tại cuộc họp báo. Ảnh: Thái San
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp ngày 28/1, xung quanh nội quy tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân TP Hà Nội do UBND TP Hà Nội ban hành, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) Đồng Ngọc Ba khẳng định, việc Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành nội quy tiếp công dân là thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm do Luật Tiếp công dân 2013 quy định.
Theo Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật Đồng Ngọc Ba, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải ban hành nội quy tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 Luật Tiếp công dân 2013. Đây là nội quy tại trụ sở có địa điểm cụ thể. UBND TP Hà Nội ban hành nội quy tiếp công dân trong trụ sở tại địa chỉ 34 Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm) và 20 Hoàng Diệu (quận Hà Đông).
“Qua rà soát, đến nay đã có 62/63 địa phương ban hành nội quy tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân. Tuy nhiên, quy định không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân thì có gần 30 địa phương ban hành. Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng như các tỉnh, TP ban hành nội quy tại Trụ sở Tiếp công dân như vậy là thực hiện theo quy định của luật”, ông Ba chia sẻ.
Theo ông Đồng Ngọc Ba, về nội dung, Luật Tiếp công dân không có quy định cụ thể và không có quy định về vấn đề cấm công dân được tiếp tại trụ sở trong việc quay phim chụp ảnh ghi âm. Tuy nhiên, trong luật này, tại khoản 8 Điều 6 lại quy định nghiêm cấm vi phạm các quy định khác trong nội quy quy chế tiếp công dân. Đồng thời, trong quy định về nghĩa vụ của người dân được tiếp tại trụ sở nhấn mạnh, người dân khi tới trụ sở tiếp công dân nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và hướng dẫn của người tiếp công dân. Luật Tiếp công dân và văn bản liên quan cũng không quy định cụ thể về giới hạn nội dung về nội quy tiếp công dân.
“Do đó, trách nhiệm xem xét tính pháp lý có phù hợp không, xử lý thế nào trước hết thuộc chính cơ quan ban hành, ở đây có trách nhiệm rất quan trọng của Thanh tra Chính phủ - cơ quan của Chính phủ được giao tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tiếp công dân”, ông Ba chia sẻ.
Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật cho hay, trong buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ, UBND TP Hà Nội, đại diện các đơn vị Bộ Tư pháp và các chuyên gia, lãnh đạo Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật đã có khuyến nghị với Thanh tra Chính phủ và TP Hà Nội rà soát thật kỹ để có giải pháp cho phù hợp cả về tính pháp lý và hợp lý. Hầu hết các địa phương ban hành nội quy tiếp công dân nhưng chỉ có một số tỉnh, TP có quy định ghi âm, ghi hình phải xin phép cán bộ tiếp công dân. Do đó, Thanh tra Chính phủ phải rà soát, báo cáo Chính phủ để có giải pháp phù hợp.
Trước đó, phát biểu tại hội nghị trực tuyến tổng kết ngành Thanh tra, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đề nghị Thanh tra Chính phủ có hướng dẫn cụ thể các quy định về việc quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi tiếp công dân tại các Trụ sở tiếp công dân… góp phần tăng cường pháp chế, kỷ luật kỷ cương hành chính, đảm bảo phù hợp với thực tiễn, thống nhất, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

28 Jun, 08:28 AM

Kinhtedothi - Sáng 27/6, với 435/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Luật lần này đã luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm - một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, củng cố niềm tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và tổ chức tín dụng.

Từ 1/7/2025: 13 luật, 9 nghị định, 39 thông tư chính thức có hiệu lực

Từ 1/7/2025: 13 luật, 9 nghị định, 39 thông tư chính thức có hiệu lực

16 Jun, 01:09 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định và thông tư mới chính thức có hiệu lực thi hành, đánh dấu giai đoạn cập nhật chính sách pháp luật lớn trong năm. Các văn bản này điều chỉnh nhiều lĩnh vực thiết yếu như bảo hiểm, thuế, y tế, quy hoạch, khoáng sản, phòng cháy chữa cháy, công chứng, công nghiệp quốc phòng, lưu trữ, di sản văn hóa và thương mại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ