Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ VHTT&DL lưu ý hạ giải thận trọng khi tu bổ đình Phú Xuyên, huyện Ba Vì

Kinhtedothi – Ngày 7/5, Bộ VHTT&DL đã có văn bản số 1978/BVHTTDL-DSVH cho ý kiến thẩm định dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Phú Xuyên, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.

Theo đó, Bộ VHTT&DL nhận được Tờ trình số 105/TTr-UBND ngày 16/4/2025 của UBND TP Hà Nội về việc đề nghị thẩm định dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Phú Xuyên, xã Phú Châu, huyện Ba Vì (kèm theo hồ sơ dự án và Biên bản hội nghị lấy ý kiến về dự án).

Di tích đình Phú Xuyên, xã Phú Châu, huyện Ba Vì. Ảnh: Hồng Đạt

Sau khi xem xét, Bộ VHTT&DL thỏa thuận dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Phú Xuyên với nội dung: tu bổ đại đình (đại bái, hậu cung, tu bổ hệ mái, nền và phục dựng sàn đình), tả mạc; tôn tạo hữu mạc; lắp dựng nhà bao che, bảo quản cấu kiện, hiện vật, phòng cháy, chữa cháy và chống mối mọt di tích.

Bộ VHTT&DL lưu ý, đối với phương án tu bổ đại đình và tả mạc, do dự án đề xuất hạ giải cục bộ để tu sửa mái, nền… (không hạ giải bộ khung gỗ) nên cần có phương án bao bọc, bảo vệ an toàn cho bộ khung gỗ, hạ giải phần ngói, hoành, rui, con giống cẩn thận để tránh nứt vỡ cấu kiện không hạ giải.

Bộ VHTT&DL đề nghị bảo tồn nguyên vẹn các cấu kiện có chạm khắc trang trí như: câu đầu, bẩy, con chồng, đầu dư, hệ con chồng, cốn, xà ngang, xà dọc…, không thay mới các cấu kiện này mà chỉ thực hiện biện pháp tu bổ, bảo quản xà. Đồng thời bảo tồn tối đa các cấu kiện gỗ cổ và cũ, giữ nguyên các cấu kiện còn tốt, gia cố, tu bổ bằng biện pháp chắp – vá – nối, thay cốt, ốp mang đối với cấu kiện hư hỏng một phần, chỉ thay mới cấu kiện hư hỏng hoàn toàn khi có sự đồng ý của Hội đồng đánh giá di tích, đặc biệt là hệ thống cột.

Bộ VHTT&DL cũng lưu ý hạ giải thận trọng, tận dụng tối đa ngói cũ (ngói lợp, ngói lót). Đồng thời đề nghị bổ sung trong hồ sơ phương án bảo vệ hệ thống đồ thờ, nội thất và hiện vật trong suốt quá trình thi công; có biện pháp bảo vệ các thành phần trang trí như cửa võng, đại tự, hoành phi, các đồ thờ tự trong suốt quá trình thi công và sắp xếp lại như cũ. Cùng với đó sử dụng đèn rọi, đèn hắt để chiếu sáng nội thất công trình.

Bộ VHTT&DL đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện dự án, công bố công khai nội dung tu bổ, tôn tạo di tích trước khi triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật.

Tu bổ, tôn tạo di tích: không thể tùy tiện

Tu bổ, tôn tạo di tích: không thể tùy tiện

Bảo tồn tối đa các yếu tố gốc của di tích khi tu bổ, tôn tạo

Bảo tồn tối đa các yếu tố gốc của di tích khi tu bổ, tôn tạo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện 180 mâm lễ lớn nhất Việt Nam

Thực hiện 180 mâm lễ lớn nhất Việt Nam

07 May, 06:14 PM

Kinhtedothi - Sáng ngày 7/5, tại Đình Dữu Lâu (phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), một sự kiện văn hóa với 180 mâm lễ lớn nhất Việt Nam được dâng lên tưởng nhớ công ơn ngài Lang Liêu – vị hoàng tử gắn liền với truyền thuyết bánh chưng, bánh dày, biểu tượng của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Sự kiện không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là nơi hội tụ di sản văn hóa ẩm thực ba miền, được sắp xếp thành hình bản đồ Việt Nam, thể hiện sự đoàn kết và phong phú của ẩm thực dân tộc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ