Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Y tế yêu cầu rà soát sữa, thực phẩm chức năng trong bệnh viện

Kinhtedothi - Ngày 20/4, Bộ Y tế có Công văn số 2350/BYT-KCB về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định trong khám chữa bệnh (KCB).

Theo đó, thời gian gần đây, qua công tác quản lý KCB của Bộ Y tế, thông tin của một số cơ quan, đơn vị và phản ánh trên phương tiện thông tin về tình trạng nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn người bệnh, người nhà về việc sử dụng các sản phẩm sữa.

Đó là sản phẩm do một số doanh nghiệp (DN), tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối, được điều tra, phát hiện là sữa giả và việc sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn...

Để bảo đảm công tác KCB tuân thủ nghiêm các quy định, chuyên môn y tế và bảo đảm quyền lợi, sự an toàn của người bệnh, Bộ Y tế đề nghị giám đốc bệnh viện, Sở Y tế tỉnh, TP khẩn trương chỉ đạo các cơ sở rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc.

Các cơ sở rà soát thuốc được sử dụng trong cơ sở KCB với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

Người dân đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn (Hà Nội). Ảnh: Thanh Bình.

Cùng với đó, các cơ sở rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Mặt khác, các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh nêu phát hiện hành vi trong KCB như kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc đối với các thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định về dược trong KBCB.

Việc kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở KCB khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.

Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức; lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi; quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận.

Song song với đó, các đơn vị khẩn trương triển khai giải pháp bảo đảm việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; quản lý, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc đối với người hành nghề phù hợp với chẩn đoán, tình trạng bệnh, tính cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Với việc tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng... trong cơ sở KCB, các đơn vị kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt, các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng cho người bệnh, người nhà. Các đơn vị rà soát, bảo đảm hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện thực hiện theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, các đơn vị kiểm tra, giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có nội dung dùng để phòng chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người.

Ngoài ra, các đơn vị kiểm tra việc quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về KCB. Các bệnh viện, Sở Y tế các tỉnh/TP xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm,

Cử tri kiến nghị có chế tài mạnh xử lý người tham gia quảng cáo sữa giả, thuốc giả

Cử tri kiến nghị có chế tài mạnh xử lý người tham gia quảng cáo sữa giả, thuốc giả

Vụ sản xuất thuốc tân dược giả: Cục Quản lý Dược nói gì?

Vụ sản xuất thuốc tân dược giả: Cục Quản lý Dược nói gì?

Nhiều nguy cơ từ sữa giả, kém chất lượng

Nhiều nguy cơ từ sữa giả, kém chất lượng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ