Bối rối chuyện khen thưởng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, các trường tiểu học ở Hà Nội bắt đầu bước vào đợt kiểm...

Kinhtedothi - Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, các trường tiểu học ở Hà Nội bắt đầu bước vào đợt kiểm tra học kỳ I. Với quy định mới không dùng điểm số để xếp loại hay so sánh học sinh (HS); bỏ xếp loại HS giỏi, tiên tiến, lãnh đạo nhiều trường đang bối rối chưa biết dùng hình thức khen thưởng nào để tạo động lực học tập cho HS.

Xếp loại bằng… nhận xét 

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, bài kiểm tra định kỳ của HS tiểu học được giáo viên (GV) sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, góp ý những hạn chế của HS và được chấm điểm. Tuy nhiên, điểm số này không dùng để xếp loại HS hay để so sánh HS này với HS khác, mà chủ yếu để GV, cha mẹ HS kiểm chứng lại việc nhận xét, đánh giá thường xuyên quá trình học tập của các em trong học kỳ. Nếu kết quả kiểm tra chưa phù hợp với các nhận xét, đánh giá thường xuyên, GV cần tìm hiểu nguyên nhân để điều chỉnh cách dạy, cách giúp đỡ HS. Thậm chí, có thể cho HS làm lại bài kiểm tra khác để xác định thực chất năng lực hay hiệu quả của các phương pháp giáo dục đã được áp dụng. Mục đích cuối cùng không gì khác là sự tiến bộ của HS.
Học sinh trường Tiểu học Nam Thành Công trong giờ học toán. Ảnh: Công Hùng
Học sinh trường Tiểu học Nam Thành Công trong giờ học toán. Ảnh: Công Hùng
“Lý thuyết” là vậy, nhưng khi áp dụng vào thực tế, mà cụ thể là ở “mốc” cuối học kỳ I này, GV và đặc biệt là ban giám hiệu các trường đang hết sức bối rối. Là bởi, bỏ việc xét danh hiệu HS giỏi, HS tiên tiến truyền thống mấy chục năm của ngành giáo dục, người ta chưa biết dùng hình thức khen thưởng nào thay thế để tạo được động lực phấn đấu, rèn luyện cho HS như vậy. Lãnh đạo một trường tiểu học ở quận Hà Đông chia sẻ: “Thời điểm này, HS đang bước vào kỳ thi, nhà trường chưa đưa ra quyết định khen thưởng cụ
Bộ GD&ĐT sẽ có những đổi mới ở cấp học tiếp theo, nhằm thay đổi đồng bộ, tránh tình trạng “gây áp lực về thành tích, danh hiệu” như thực tế đã có ở nhiều địa phương.

Ông Ngọc Định - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học
thể. Đây là năm đầu tiên thực hiện, nên chúng tôi không tránh khỏi bối rối, vừa làm vừa “nghe ngóng”, học hỏi thêm các trường bạn”. Bối rối là điều dễ hiểu khi hình thức khen thưởng HS được “đặt vào tay” nhà trường. Mà để có hình thức khen thưởng, GV còn phải nhận xét chi tiết từng sở trường, mặt mạnh của HS để làm cơ sở đánh giá.

“Thả lỏng” bậc tiểu học?

Việc “đánh đồng” HS khá, giỏi đang là mối lo ngại của không ít GV lẫn phụ huynh HS. Theo phân tích của một GV dạy tiểu học ở huyện Đông Anh, trước đây HS phấn đấu điểm 9, 10 để đạt HS giỏi, nay có được điểm 10 cũng không được danh hiệu gì, cũng như những bạn được 5 điểm. Điều này dễ khiến HS thờ ơ việc học hành, thế nên nhất định phải có hình thức khen thưởng hợp lý, tránh đánh giá đồng đều, khiến các em không có động lực phấn đấu.

Cảm nhận “thả lỏng” bậc tiểu học có vẻ càng rõ nét ở thời điểm cuối học kỳ này. Khi được hỏi, khá nhiều GV bày tỏ lo ngại về sự “không gây áp lực” cho bậc tiểu học, trong khi bậc học sau đó vẫn yêu cầu cào bằng hình thức chấm điểm ở các kỳ kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Cụ thể là một HS lớp 6 phải học tới 12, 13 môn, phần lớn các môn đều có kiểm tra 15 phút, 1 tiết và cuối cùng là kiểm tra học kỳ. Đặc biệt, với bài kiểm tra học kỳ, điểm của HS sẽ nhân hệ số 3, rồi cộng với điểm kiểm tra thường xuyên để tính điểm trung bình môn – kết quả này sẽ quyết định HS đạt danh hiệu gì. Vậy là áp lực dành cho HS lớp 6 không hề nhỏ, mà đó là bước cận kề của HS hết bậc tiểu học – bậc học đang quen với việc đánh giá nhẹ nhàng, không tạo áp lực. Một GV dạy Văn ở quận Đống Đa bày tỏ: “Việc “thả lỏng” HS tiểu học, việc thiếu kết nối giữa các hình thức đánh giá HS tại các cấp học hiện nay vẫn gây khó khăn, áp lực đối với HS khi bước vào các bậc học tiếp theo”.

Về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Định - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) khẳng định, việc đổi mới đánh giá sẽ không áp dụng các tiêu chí mang tính đồng loạt với mọi HS. Hiệu trưởng phải chỉ đạo GV tổ chức tổng hợp đánh giá quá trình phát triển năng lực, phẩm chất, ý thức của HS vào cuối học kỳ và khuyến khích, khen ngợi HS theo khả năng từng em. Theo ông Định, tình trạng nhiều trường THCS ở TP đặt ra quy định “5 năm HS giỏi” trong tuyển sinh là nguyên nhân chính gây áp lực chạy theo danh hiệu ở cấp tiểu học.