Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hàng chục nghìn ô tô vẫn "trốn" lắp camera:

Bốn tháng làm quen là quá đủ

Kinhtedothi - Sau 4 tháng triển khai, hiện vẫn còn hàng chục nghìn ô tô kinh doanh chưa lắp camera giám sát. Trong khi đó, việc xử phạt những trường hợp vi phạm rất hạn chế.
Vẫn còn 50.000 xe kinh doanh chưa lắp camera giám sát.

Sau 4 tháng triển khai quy định lắp đặt camera giám sát trên xe kinh doanh theo nội dung Nghị định 10/2020 của Chính phủ, hiện vẫn còn tới 50.000 phương tiện cố tình chưa thực hiện. Đây là điều từng xảy ra với thiết bị giám sát hành trình trước đó.

Xe “trốn” lắp camera chỉ bị nhắc nhở

Từ ngày 1/1/2022, tất cả xe kinh doanh vận tải từ 9 chỗ trở lên, xe container, đầu kéo... phải hoàn thành việc lắp đặt camera giám sát. Đây là nội dung đã được quy định rất rõ trong Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải của Chính phủ. Điều này đồng nghĩa, sau ngày 1/1/2022, tất cả phương tiện thuộc diện trên, nếu chưa hoàn thành việc lắp đặt camera giám sát sẽ bị xử phạt.

Tuy nhiên, điều bất ngờ ở chỗ, đã 4 tháng trôi qua nhưng vẫn còn một số lượng rất lớn xe kinh doanh vận tải chưa hắp camera.

Thống kê mới nhất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, tổng số phương tiện phải lắp camera trên cả nước là 207.000 xe nhưng hiện mới có khoảng trên 150.000 xe hoàn thành, đạt tỉ lệ 72%. Điều này đồng nghĩa với việc hiện vẫn còn khoảng 50.000 xe chưa lắp camera giám sát theo quy định.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẳng định, cơ quan này đã nhiều lần có văn bản đôn đốc các Sở GTVT chỉ đạo đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm quy định về lắp đặt, khai thác, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera phục vụ công tác quản lý vận tải theo quy định.

Đồng thời yêu cầu phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp không lắp đặt camera theo đúng quy định kể từ ngày 1/1/2022. Thế nhưng, tới nay vẫn có hàng chục nghìn phương tiện “trốn” được việc lắp camera. Trong khi đó, tỉ lệ phương tiện bị xử phạt vì lỗi này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Đơn cử, tại TP Hồ Chí Minh, tổng số xe kinh doanh trong diện phải lắp đặt camera giám sát là 51.879 xe. Tới thời điểm hiện tại, số xe đã thực hiện mới vỏn vẹn được 2.183 xe, tức mới đạt hơn 4%. Đây chính là địa phương có tỉ lệ phương tiện hoàn thành lắp đặt camera thấp nhất.

Theo lý giải của đại diện Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, báo cáo của các đơn vị kinh doanh vận tải cho thấy phần lớn đã lắp camera theo quy định, những xe chưa lắp là chưa hoạt động trở lại sau dịch. Đối với những DN vận tải chưa báo cáo, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh không nắm được.

Ngoài TP Hồ Chí Minh, một số địa phương khác cũng có tỉ lệ phương tiện chưa lắp camera khá cao như: Hà Nội là 22.000 xe (trong tổng số 34.200 xe); Hải Phòng khoảng 3.000 xe (trong tổng số 16.000 xe).

Ở chiều ngược lại, nhiều địa phương có tỉ lệ phương tiện hoàn thành lắp đặt camera rất cao, thậm chí có những nơi đạt tỉ lệ 100% như: Đà Nẵng,  Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang; hoặc trên 90% như: Nam Định, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Lai Châu.

Lực lượng chức năng mới dừng lại ở việc nhắc nhở những trường hợp xe kinh doanh chưa lắp camera giám sát.

Không nhân nhượng 

Mặc dù còn tới 50.000 phương tiện chưa lắp đặt camera nhưng trên thực tế công tác xử phạt những phương tiện mắc lỗi này trong suốt 4 tháng qua rất ít. Bởi hầu hết, các địa phương mới dừng lại ở việc nhắc nhở, chỉ riêng Hà Nội xử lý số xe vi phạm tính trên đầu ngón tay.

Ông Đỗ Công Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận định, khó khăn lớn nhất của lực lượng chức năng trong công tác xử phạt xe vi phạm lỗi chưa lắp camera là việc không được dừng xe khi đang lăn bánh. Do đó, việc xử phạt lỗi này chủ yếu phụ thuộc vào công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT trên đường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi bị CSGT phát hiện lại lấy lý do dịch bệnh kéo dài, hành khách thưa vắng nên chưa có điều kiện lắp camera. 

Theo các chuyên gia, lợi ích của việc lắp đặt camera giám sát trên xe kinh doanh rất rõ ràng. Tuy nhiên, nếu các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan chức năng không quyết liệt hơn đối với những chủ phương tiện cố tình chây ỳ hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng “nhờn luật”. Thậm chí, sự nương tay vào lúc này sẽ khiến một chủ trương đúng đắn không phát huy được hiệu quả như mong đợi mà câu chuyện dán thẻ thu phí không dừng là một bài học nhãn tiền.

Luật sư Bùi Đình Ứng – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, hành vi không lắp camera giám sát đối với xe kinh doanh vận tải đã có chế tài xử phạt rất rõ ràng. Theo Nghị định 123/2021, mức phạt đối với tổ chức không lắp camera giám sát từ 1 - 2 triệu đồng đối với lái xe; 5 - 6 triệu đồng đối với cá nhân và 10 - 12 triệu đồng đối với DN. Ngoài ra, phương tiện còn bị hình phạt bổ sung là thu hồi phù hiệu từ 1 – 3 tháng. “Đây là mức phạt không hề nhẹ. Thậm chí, với mức phạt từ 10 – 12 triệu đồng đối với DN vận tải đã gấp 3 lần chi phí cho một bộ camera. Nếu DN bị phạt, chắc chắn họ sẽ thiệt hơn rất nhiều” – luật sư Bùi Đình Ứng  nói.

Nhiều chuyên gia giao thông nhận định, việc lắp đặt camera theo chủ trương của Chính phủ rất cần thiết, góp phần nâng cao ý thức của tài xế và hành khách khi tham gia giao thông. Việc các DN vận tải gặp khó khăn vì Covid-19 là điều ai cũng biết và trên thực tế, trong 4 tháng qua, lực lượng chức năng mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, nhắc nhở là chính. Có thể coi thời gian 4 tháng để “làm quen” với quy định mới nêu trên là đủ, đã đến lúc cần nghiêm chỉnh thực hiện. Cơ quan chức năng không nên nhân nhượng thêm.  

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xe giường nằm bốc cháy dữ dội khi đang chạy trên cao tốc 

Xe giường nằm bốc cháy dữ dội khi đang chạy trên cao tốc 

10 May, 02:48 PM

Kinhtedothi - Chi cục Quản lý đường bộ IV cho biết, rạng sáng ngày 10/5/2025, xe khách BKS 35B - 010.21 khi đang lưu thông trên cao tốc hướng Phan Thiết - Vĩnh Hảo thì bất ngờ bốc cháy. Tài xế kịp thời tấp xe vào lề đường cho hành khách bung cửa bỏ chạy trước khi ngọn lửa bao trùm thân xe.

Đề nghị xử lý dứt điểm hiện tượng rò rỉ nước mưa tại Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Đề nghị xử lý dứt điểm hiện tượng rò rỉ nước mưa tại Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

09 May, 05:48 PM

Kinhtedothi - Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có giá trị đầu tư 11.000 tỷ đồng, là một trong những công trình trọng điểm vừa được khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 19/4 nhưng đã bị rò rỉ nước mưa. Vì vậy, Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) xử lý dứt điểm tình trạng này. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ