Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bớt làm điều này trong mùa Hè để cơ thể ngày càng khỏe hơn

Bằng Lăng (Tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Uống nhiều nước trong thời gian ngắn, vận động cường độ cao, để điều hòa nhiệt độ quá thấp… là những thói quen có thể gây hại cho sức khỏe trong ngày Hè.

Uống đồ uống lạnh

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Sau khi một lượng lớn đồ uống lạnh đi vào đường tiêu hóa, nó sẽ cản trở nhu động bình thường của dạ dày, dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, khó tiêu và đau bụng dữ dội.

Vận động cường độ cao

Ngày nóng, ở trong nhà có khi lại bức bối hơn ra ngoài vận động, hít thở khí trời, tận hưởng ánh mặt trời ngày hè. Nhiều người chọn đi xe đạp, chạy bộ, một số người khác đi bộ trekking, một số người chơi thể thao.

Bạn cần lưu ý phòng tránh sốc nhiệt, tổn hại sức khỏe do nóng ở mức nặng nhất. Sốc nhiệt xảy ra do bạn hoạt động thể chất hoặc chỉ đơn giản là phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc ở nơi nhiệt độ quá cao

Khi bị sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên 40 độ C, đi kèm các triệu chứng suy giảm nhận thức, làn da nóng hổi, có thể ửng đỏ, nhịp thở gấp, tim đập nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Sốc nhiệt dễ xảy ra khi cơ thể thiếu nước hoặc bạn chưa quen với cái nóng từ trước, có thể đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời.

Không bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Thời tiết nóng và ẩm là điều kiện cực kỳ lý tưởng cho các loại nấm mốc và vi khuẩn phát triển trên thức ăn. Vào ngày nóng, đồ ăn cũng nhanh ôi thiu hơn dù giác quan chúng ta có thể không nhận ra.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết nắng nóng, không nên để thức ăn đã nấu chín ở ngoài quá 2 giờ. Tốt nhất là nên cất đồ ăn vào tủ lạnh ngay sau khi thức ăn đã nguội bớt nếu bạn không định sử dụng ngay.

Các ca ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa thường tăng cao vào ngày hè. Bạn nên kỹ lưỡng để tránh đồ ăn hỏng phải bỏ đi hoặc gây ra các vấn đề cho sức khỏe.

Thường xuyên ăn đồ thừa để qua đêm

Thức ăn thừa nếu để lâu trong mùa hè dễ sinh ra chất độc hại, trường hợp nhẹ có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, trường hợp nặng bị ngộ độc thực phẩm và các vấn đề khác.

Uống nhiều nước trong thời gian ngắn

Vào mùa hè, cơ thể ra mồ hôi nhiều khiến chúng ta dễ cảm thấy khát. Cầm cốc nước lên và uống cạn cả cốc, tuy đã hết khát nhưng do nước nhanh chóng đi vào máu, thể tích máu tăng nên dễ tăng gánh nặng cho tim, gây ra các triệu chứng như tức ngực, khó thở,…

Đối với những người chức năng tim kém có thể gây ra những cơn đau thắt ngực, thậm chí là suy tim.

Uống không đủ nước

Cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn trong những ngày nắng nóng để hạ thân nhiệt, do đó cơ thể mất nhiều nước hơn trong thời tiết nắng nóng. Uống quá ít nước sẽ không cung cấp đủ lượng nước thoát đi.

Những dấu hiệu mất nước dễ nhận biết bao gồm: cảm thấy rất khát, đi tiểu ít hơn thường lệ, nước tiểu có màu vàng sậm, mệt mỏi, chóng mặt, trí óc lờ mờ, khó suy nghĩ rõ ràng.

Tiếp nước đầy đủ cho cơ thể là một trong những ưu tiên hàng đầu để giúp cơ thể giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng. Bạn cần uống nước đều đặn và đảm bảo lượng nước uống vô từ 2 đến 3 lít một ngày tùy thể trạng mỗi người.

Tắm nước lạnh

Mặc dù tắm nước lạnh có thể hạ nhiệt nhanh hơn, nhưng dưới sự kích thích của nước lạnh, các mạch máu co lại nhanh chóng. Điều này khiến huyết áp tăng lên và lượng máu cung cấp cho tim không đủ.

Đối với một số người có thể chất không tốt, tắm nước lạnh dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, cũng như các bệnh về đường tiêu hóa.

Không nghỉ trưa

Vào mùa hè, ngày dài đêm ngắn, nhiều người dần cảm thấy ngủ không đủ giấc vào ban đêm. Sau một buổi sáng học tập và làm việc bận rộn, ai cũng có thể tưởng tượng được sự suy kiệt về thể lực và sức lực.

Vì vậy, giấc ngủ ngắn vào mùa hè cũng đóng vai trò then chốt trong việc phòng chống bệnh tật và giữ gìn sức khỏe.

Chỉ ăn một vài loại thực phẩm ưa thích

Vào mùa hè, nhiều người cảm thấy ăn uống không ngon miệng nên thường chỉ ăn một số loại rau củ quả để no bụng. Trên thực tế, điều này sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, lâu dần sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch.

Vì vậy, dù thời tiết có nóng nực đến đâu, bạn cũng nên ăn một ít thịt nạc, cá, sữa đậu nành, trứng… một cách hợp lý.

Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

Vào mùa hè, nhiều người thích bật điều hòa cả đêm khi ngủ nhưng làm như vậy rất có hại cho cơ thể. Đặc biệt nếu bật nhiệt độ điều hòa quá thấp hoặc bật suốt đêm, những hành vi này sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của trung tâm điều hòa nhiệt độ và tắc nghẽn lưu thông máu trên bề mặt cơ thể.

Điều này dễ dẫn đến cảm lạnh, nhức đầu, nghẹt mũi, liệt mặt và các triệu chứng khác.

Uống nhiều cafe, đồ uống có cồn

Vào những ngày nắng nóng, chúng ta nên hạn chế thức uống nhiều caffein như cà phê đậm, trà đậm, và các thức uống nhiều cồn. Lý do là vì caffein và cồn khiến cơ thể bài tiết nước nhiều.

Điều này sẽ gây cảm giác khô cổ, khó chịu, ảnh hưởng đến việc tiết mồ hôi để giải nhiệt. Để giải nhiệt khi thời tiết nắng nóng, khi uống caffein, cồn, bạn cần bổ sung thêm nước lọc và các đồ uống nhẹ nhàng để bù lại lượng nước tiểu đã mất.

Nước dừa, nước ép trái cây không đường, sinh tố là những đồ uống lành mạnh phù hợp với ngày nắng nóng. Lưu ý lượng nước chủ yếu vẫn là từ nước lọc để tránh quá tải cho hệ tiêu hóa và phản tác dụng cho cơ thể.

Để quạt thổi thẳng vào mặt

Cơ thể ra mồ hôi cũng có nghĩa là các mạch máu dưới da đang giãn nở để tỏa nhiệt. Khi những luồng gió lớn thổi trực tiếp vào người, ngay lập tức, mồ hôi bốc hơi mạnh, nhiệt độ ngoài da giảm, các mạch máu co lại đột ngột trong khi nhiệt độ bên trong cơ thể lại chưa kịp hạ. Điều này sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng nhiệt độ giữa môi trường trong và ngoài. Hậu quả của thói quen này có thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt hay bị choáng tại chỗ.

Thói quen để gió từ điều hòa, quạt thổi thẳng vào mặt còn làm tăng nguy cơ sổ mũi, nghẹt mũi, ho, khô họng… Nguy hiểm hơn, khi trời nóng, lỗ chân lông trên mặt thường bí, khi gặp không khí lạnh, hệ tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, gây liệt các dây thần kinh trên mặt.