Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Brazil không muốn BRICS mở rộng quá nhanh

Kinhtedothi - Brazil ủng hộ quá trình mở rộng không quá nhanh của BRICS để duy trì sự cân bằng trong khu vực và giữ vai trò ưu việt cho 5 thành viên hiện tại.
BRICS hiện bao gồm 5 thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Ảnh: A{

Brazil lo ngại sự mở rộng nhanh chóng của nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), mà nước này là thành viên sáng lập, sẽ gây bất ổn cho tổ chức và làm giảm vai trò hiện tại của 5 quốc gia thành viên.

“Việc mở rộng BRICS có thể thay đổi bản chất của khối. Lập trường của Brazil là muốn sự gắn kết và duy trì vai trò của các quốc gia quan trọng trọng trong nhóm” - đài RT dẫn lời một quan chức giấu tên của Brazil đưa tin.

BRICS hiện bao gồm 5 thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thành lập BRIC từ năm 2009. Sau đó, đến năm 2010, Nam Phi cũng gia nhập nhóm, biến khối này thành BRICS. Kể từ khi thành lập, BRICS đã trở thành nhóm đại diện cho nguyện vọng của các quốc gia đang phát triển, đối trọng với ảnh hưởng toàn cầu của phương Tây.

BRICS hiện chiếm khoảng 40% dân số và gần 1/4 nền kinh tế toàn cầu. Nhóm này đang phát triển các giải pháp thay thế cho các tổ chức tài chính quốc tế thống trị hiện nay, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.

Hàng chục quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS. Gần đây nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Bolivia Rogelio Mayta hôm 31/7 xác nhận danh sách các nước gia nhập BRICS hiện bao gồm vả Bolivia. Cho đến nay, 22 quốc gia đã chính thức đăng ký gia nhập khối này.

BRICS đang thảo luận về những tiêu chí chính thức để kết nạp các ứng viên tiềm năng. Các thành viên trong khối hy vọng họ có thể thống nhất vấn đề này trước hội nghị thượng đỉnh sắp tới diễn ra vào ngày 20-22/8 tại Johannesburg (Nam Phi).

Trung Quốc và Nga đã bày tỏ ủng hộ mở rộng BRICS. Nam Phi ủng hộ động thái này với điều kiện là các quy tắc cần được xem xét cẩn trọng. Theo Reuters, Ấn Độ vẫn còn dè dặt, nhưng đã không còn miễn cưỡng như trước đây. Chỉ còn Brazil vẫn chưa ủng hộ kết nạp thêm thành viên.

“Vào một thời điểm nào đó, Brazil sẽ phải nhượng bộ, bởi quan điểm của  chúng tôi không phải là ngăn cản mọi nỗ lực mở rộng khối. Tuy nhiên, điều đó sẽ không tốt cho chúng tôi” - một quan chức Brazil giấu tên nói.

Quan chức này giải thích rằng Brazil ủng hộ quá trình mở rộng dần dần của BRICS để duy trì sự cân bằng trong khu vực và giữ vai trò ưu việt cho 5 thành viên hiện tại.

BRICS dám khởi đầu?

BRICS dám khởi đầu?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Burundi

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Burundi

04 Apr, 08:59 PM

Kinhtedothi - Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-6/4.

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ viếng đồng chí Khamtai Siphandone, tại Lào

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ viếng đồng chí Khamtai Siphandone, tại Lào

03 Apr, 10:43 AM

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ