Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Brexit dang dở, yếu tố Anh vẫn đe dọa bầu cử EU

Hương Thảo (Theo AFP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các đảng chống chính sách liên minh (Eurosceptic) - phản đối việc EU ngày càng chặt chẽ hơn - hy vọng sẽ chiếm được 1/3 số ghế tại hội nghị Strasbourg gồm 751 thành viên, hòng phá vỡ sự đồng thuận ủng hộ hội nhập.

Đám đông vẫy cờ liên minh EU.
Hàng chục triệu người châu Âu sẽ kết thúc bỏ phiếu vào hôm nay (26/5) sau khi 21 quốc gia còn lại hoàn tất việc lựa chọn đại diện của mình trong trận chiến giữa những lực lượng theo chủ nghĩa dân túy và các quốc gia hướng đến cộng đồng để vạch ra một lộ trình mới cho Liên minh châu Âu (EU).
7 quốc gia thành viên EU trước đó đã bỏ phiếu và kết quả tạm thời dự kiến cũng sẽ được công bố vào cuối ngày hôm nay, sau khi phần còn lại của liên minh đã hoàn thành cuộc bầu cử quốc hội châu Âu.
Các đảng chống chính sách liên minh (Eurosceptic) - phản đối việc EU ngày càng chặt chẽ hơn - hy vọng sẽ chiếm được 1/3 số ghế tại hội nghị Strasbourg gồm 751 thành viên, hòng phá vỡ sự đồng thuận ủng hộ hội nhập.
Các đảng cực hữu của Phó Thủ tướng Italia Matteo Salvini, Marine Le Pen của Pháp hay đảng Brexit sẽ lãnh đạo cáo nhóm này và hàng ngũ chống EU.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã tự mình đóng vai trò là người đứng đầu cho các tổ chức và các đảng tự do với hy vọng loại bỏ những người theo chủ nghĩa dân tộc ra khỏi các ghế chính có khả năng ảnh hưởng đến những quyết định của EU.
Nếu Anh rời EU vào ngày 31/10 đúng như thời hạn cuối cùng cho Brexit, thì các đại diện của nước này sẽ không tồn tại lâu trong quốc hội EU nhưng hiện vẫn có thể đóng vai trò trong việc chạy đua các vị trí đầu.
Phiếu bầu hôm 23/5 từ Anh sẽ không được tính cho đến khi các cuộc thăm dò ý kiến ​​đóng cửa ở Italia, nhưng Đảng Brexit của nước này - một lực lượng chống EU - đã nổi lên, dự kiến gửi đi lượng lớn đại diện nước Anh tới một Quốc hội mà nó muốn bãi bỏ.