Tiếng nói từ lịch sửKhi đóng góp ý kiến về Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, trên thế giới, hầu như các đô thị nổi tiếng đều có dòng sông chảy qua như sông Saint của Paris (Pháp), sông Thames của London (Anh), sông Matxcơva của Matxcơva (Nga). Ở châu Á các nước xung quanh chúng ta, các TP Seoul (Hàn Quốc) có sông Hàn, Bangkok (Thái Lan) có sông Chao Phraya, Thượng Hải (Trung Quốc) có sông Hoàng Phố... Những con sông nổi tiếng qua các đô thị đó đều gắn liền với lịch sử phát triển đô thị của mình.
Với Việt Nam, sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội là dòng chảy khá đặc biệt và đã gắn liền với lịch sử phát triển của Thủ đô nên cần được phát triển thành trục cảnh quan quan trọng nhất trong bố cục quy hoạch TP. Hà Nội, trong đó khu vực phía Bắc sông Hồng (phía Đông Bắc Hà Nội) có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô.Đây sẽ là một không gian mặt nước kết hợp với cây xanh ở hai bên bờ sông và các cù lao giữa sông tạo nên một diện tích cây xanh lớn, là lá phổi xanh đặc biệt của Hà Nội. “Chúng ta có trách nhiệm khai thác sông Hồng xứng tầm với sự phát triển Thủ đô theo quan điểm xanh – văn hiến – văn minh – hiện đại”, KTS Trần Ngọc Chính nhấn mạnh.Thấu hiểu những giá trị của một Hà Nội nhân văn, hào hoa trong dòng chảy lịch sử, năm 2009, khi bắt tay vào bản thiết kế trục đô thị Nhật Tân – Nội Bài, Madame Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG đã tự bỏ kinh phí thuê rất nhiều tư vấn danh tiếng của nước ngoài, phối hợp cùng các nhà quy hoạch hàng đầu Việt Nam để hoàn thiện quy hoạch chi tiết 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài trên diện tích khoảng 2.080ha.Madame Nga chia sẻ: “Điểm đặc biệt của bản quy hoạch mà tôi luôn nhấn mạnh với các đội ngũ chuyên gia thiết kế, đó là vị trí cửa ngõ kết nối Thủ đô Hà Nội với thế giới. Tôi có một mong muốn cháy bỏng rằng, phải làm sao cửa ngõ tuyệt vời này sẽ có một bản quy hoạch xứng tầm, trở thành điểm nhấn ấn tượng của khách quốc tế khi đến Việt Nam và người dân cả nước đến với Hà Nội”.Bản quy hoạch đồ sộ và có một không hai này được xây dựng như một sự tri ân của thế hệ người Việt Nam hôm nay với lịch sử dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân; hướng tới mục tiêu đưa Thủ đô của Việt Nam trở thành một thành phố hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á, sánh ngang với những thủ đô của các nước phát triển trên thế giới.Đô thị thông minh nâng tầm cuộc sốngVới quan điểm phát triển bền vững cho không chỉ riêng một dự án mà còn cho cả cộng đồng, tâm huyết của Madame Nguyễn Thị Nga với Trục đô thị Nhật Tân – Nội Bài được cụ thể hóa bằng cái bắt tay với những đối tác lớn trong thiết kế và xây dựng. Được thiết kế với ý tưởng “Rồng đón ngọc” do Công ty tư vấn hàng đầu thế giới P&T thực hiện, Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội là điểm nhấn trong quy hoạch hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài. Trong đó, thành phố thông minh được kết nối giao thông đồng bộ với trung tâm lõi, bằng tuyến đường sắt đô thị số 2. Điểm đầu tuyến từ phố Trần Hưng Đạo và điểm cuối là nhà ga chính tại thành phố thông minh.Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội có tổng mức đầu tư dự kiến 4,2 tỷ USD, do Tập đoàn BRG liên doanh đầu tư xây dựng cùng Sumitomo Corporation (Nhật Bản), tập đoàn hàng đầu thế giới và giàu kinh nghiệm triển khai mô hình thành phố thông minh. Ưu tiên sự phát triển bền vững của cư dân trong kỷ nguyên mới, Thành phố Thông minh phía Bắc Hà Nội được xây dựng là nơi hướng tới tính cộng đồng cao, góp phần nâng tầm tiêu chuẩn sống người Việt với sáu tính năng thông minh là những ứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gồm: Năng lượng thông minh, Giao thông thông minh, Học tập thông minh, Quản trị thông minh, Kinh tế thông minh và Đời sống thông minh.
BRG Diamond Residence - Biểu tượng phong cách sống mới trong giới tinh hoa |