Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bước tiến trong chỉnh trang, cải tạo biệt thự cũ

Kinhtedothi - Biệt thự cũ ở Hà Nội là một dấu ấn không thể thiếu trong di sản kiến trúc ở Thủ đô. Thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của TP, cơ chế chính sách đổi mới, TP Hà Nội đã và thực hiện cải tạo, chỉnh trang các nhà biệt thự, công trình kiến trúc cổ, khôi phục và lưu giữ những nét đẹp lâu đời tại các công trình này.

Chỉnh trang 20 biệt thự cũ

Từ đầu thế kỷ XX, những căn biệt thự kiểu Pháp đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh kiến trúc Hà Nội. Trải qua nhiều thăng trầm, nhiều căn biệt thự bị xuống cấp, đứng trước nguy cơ sập đổ. 
Trước bối cảnh có, những năm qua, công tác chỉnh trang nhà biệt thự và các công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm được TP quan tâm chỉ đạo thực hiện. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn, từ năm 2021 đến nay, các đơn vị đã triển khai bảo tồn, chỉnh trang 20 biệt thự cũ và 8 công trình kiến trúc khác.

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sau trùng tu.

Cụ thể, TP hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 12 biệt thự tại 55 Phan Đình Phùng; số 5 Thuyền Quang; 68 Lý Thường Kiệt; Trụ sở Hội Văn nghệ sỹ Việt Nam số 51 Trần Hưng Đạo; Biệt thự tại 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài… Qua trình cải tạo, biệt thự được thực hiện theo đúng nguyên tắc bảo tồn di sản, gìn giữ tối đa yếu tố gốc của công trình. Đơn cử như tại biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, các chuyên gia kiến trúc đã tỉ mỉ khám phá từng chi tiết của ngôi biệt thự, từ cửa sổ đến cánh cổng, từ sàn nhà đến mái vòm, với sự tôn trọng và duy trì văn hóa thời Pháp.

Ủng hộ cách trùng tu các biệt thự cổ của Pháp, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đánh giá: “Đây là biểu tượng của hội nhập, văn hoá truyền thống của Hà Nội và là dấu ấn của quá trình phát triển Thăng Long – Hà Nội. Với dự án trùng tu biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội không chỉ mời chuyên gia trong nước mà nhiều chuyên gia, tổ chức phi chính phủ nước ngoài để cùng nghiên cứu. Tôi cho đây là sự quyết tâm rất lớn để gìn giữ, tạo lập bản sắc riêng của TP Hà Nội; không chỉ tôn vinh quá khứ mà còn để lại cho thế hệ mai sau”.

8 công trình kiến trúc có giá trị trước năm 1954 cũng được bảo tồn, chỉnh trang gồm: Trụ sở Tập đoàn hóa chất Việt Nam số 1A Tràng Tiền; Trụ sở TAND tối cao số 43 Hai Bà Trưng, 48 Lý Thường Kiệt; Bệnh viện K số 43 Quán Sứ; Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, số 2 Tràng Thi; Vaxuco số 1 Hoàng Diệu trụ sở của Tổng Công ty XNK tổng hợp Vạn Xuân Bộ Quốc phòng; Tháp nước Hàng Đậu, phố Hàng Đậu, quận Ba Đình.

Hiện nay, TP đã hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị triển khai các thủ tục, hồ sơ để tiếp tục chỉnh trang, bảo tồn 1 số công trình như: số 87 - 89 trụ sở Công an Thành phố; số 8 Chu Văn An; 31 Trần Phú của Sứ quán Đức; GPMB, thu hồi nhà đất để chỉnh trang theo quy hoạch, chỉ đạo của Trung ương đối với biệt thự số 25 Hùng Vương, số 4 Bà Huyện Thanh Quan (dự án mở rộng Nam Quảng trưởng Ba Đình), biệt thự công vụ số 5 Nguyễn Cảnh Chân.

Tạo cơ chế đột phá

Tiếp tục triển khai xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia thực hiện công tác cải tạo, trùng tu, chỉnh trang các biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn, TP Hà Nội phấn đấu cuối năm 2025 bảo tồn, chỉnh trang 36 biệt thự và 15 công trình kiến trúc khác.

Theo Sở Xây dựng, trong thời gian qua, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn. TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND, ngày 23/7/2013, của HĐND TP ban hành về một số biện pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp; cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn TP; Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND, ngày 4/12?2013, của HĐND TP về danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa…

Cùng với đó, TP đã tạo cơ chế đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển Thủ đô, để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, định hướng phát triển, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, đưa Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh và bền vững; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai. Cụ thể, TP Hà Nội đã ban hành Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, trong đó có nội dung về cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp; cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn TP.

Đặc biệt, Điều 20 của Luật Thủ đô năm 2024 đã tháo gỡ các vướng mắc của các bên liên quan trong việc cải tạo, chỉnh trang đô thị. Trong đó, khoản 1 của điều này quy định “việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn TP phải phù hợp quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị; bảo vệ các di sản văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, kiến trúc, cảnh quan của Thủ đô…”.

Đóng góp ý kiến về cải tạo, chỉnh trang đô thị, thực hiện Điều 20 của Luật Thủ đô 2024 tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức, Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất Đối với các công trình do nhà nước đang quản lý ưu tiên bảo tồn các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, xếp nhóm 1, nhóm 2. Ưu tiên các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 thuộc sở hữu nhà nước; các biệt thự nằm trong danh mục biệt thự không được bán, các biệt thự 1 chủ quản lý, sở hữu, sử dụng; các biệt thự đang sử dụng làm trụ sở, các đại sứ quán.

Ưu tiên các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 nằm ở những vị trí (như ở góc phố, quảng trường, những khu vực có tầm nhìn tốt...) có khả năng tạo điểm nhấn cho cảnh quan đô thị; ở những tuyến phố đặc trưng cho một thời kỳ (những tuyến phố có nhiều biệt thự cũ, công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954); công trình có khuôn viên đất rộng, bề mặt thoáng, có cây xanh, cổng, hàng rào; không bị che lấp, được lộ diện ở lớp thứ nhất.

Hà Nội bố trí một phần kinh phí từ Quỹ Bảo vệ di sản và phát triển văn hóa Thủ đô để bảo tồn, chỉnh trang biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 do TP quản lý (trước mắt giai đoạn 2022 - 2025, thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU, ngày 17/3/2021, của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang đô thị và kinh tế đô thị TP Hà Nội, TP bố trí kinh phí để chỉnh trang, bảo tồn 32 biệt thự, 10 công trình kiến trúc khác; kinh phí khảo sát, đánh giá chất lượng 1.216 biệt thự cũ; kinh phí thiết lập hồ sơ, 3D đối với 222 biệt thự nhóm 1 và phần mềm quản lý 1.216 biệt thự cũ; kinh phí lập danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954).

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công khai thông tin công trình CT3 tại Dự án Nhà ở xã hội thuộc ô đất CT3, CT4 KĐT mới Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội

Công khai thông tin công trình CT3 tại Dự án Nhà ở xã hội thuộc ô đất CT3, CT4 KĐT mới Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội

01 Apr, 12:07 PM

Hiện nay, Liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Tổng Công ty Viglacera - CTCP (Sau đây gọi tắt là: Liên danh Chủ đầu tư) đã khởi công xây dựng công trình, dự án: Nhà ở xã hội CT3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội tại ô đất CT3, CT4 Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh theo đúng các quy định hiện hành.

Bền bỉ, duy trì xử lý học sinh, sinh viên vi phạm

Bền bỉ, duy trì xử lý học sinh, sinh viên vi phạm

01 Apr, 08:06 AM

Kinhtedothi - Thời gian qua, việc kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông ở lứa tuổi học sinh, sinh viên được CSGT Hà Nội thực hiện triệt để và duy trì thường xuyên, liên tục. Qua đó tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của phụ huynh và các em học sinh.

Mô hình “Free Restroom” - Hành động và hiệu quả

Mô hình “Free Restroom” - Hành động và hiệu quả

01 Apr, 05:21 AM

Kinhtedothi - Dù mới trong giai đoạn thí điểm, song mô hình “Free Restroom” - hình thức xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng đang được triển khai tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các cơ sở kinh doanh và khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Nội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ