Cà Mau: khi toàn dân tham gia bảo vệ nguồn thủy sản
Kinhtedothi - Cà Mau nổi tiếng với lợi thế về nguồn lợi thủy sản, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội nhiều năm nay. Thế nhưng, nếu không khai thác tốt và duy trì bảo tồn một cách khoa học, thế mạnh đó sẽ không còn là vĩnh viễn.

Được mệnh danh là vùng đất biển bạc rừng vàng, thế nhưng một thời gian dài nguồn lợi cá đồng, thủy hải sản bị sụt giảm nghiêm trọng bởi khai thác tận diệt, quá mức.
Trước tình hình đó, Cà Mau đã huy động cả hệ thống chính trị, cùng với toàn dân chủ động tích cực tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đây được xem là mệnh lệnh, cụ thể hóa Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Đến nay, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã đi sâu vào nhận thức người dân. “Hồi xưa thấy đi chích cá là bình thường, còn bây giờ mà vác bình đi chích điện bắt cá là bà con báo công an tới liền” – anh Phạm Văn Hoài, một nông dân ở vùng cá đồng xã Khánh Tiến huyện U Minh nói.

Tính đến 28/3/2025, nhiều hộ dân đã tự giác, tự nguyện giao nộp cho các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương được 2.532 bộ dụng cụ kích điện mang tính khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản; đồng thời tịch thu và chỉ đạo tiêu hủy 719 bộ dụng cụ kích điện.
Đẩy mạnh tuyên truyền vận động
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau, đến nay, các đơn vị, địa phương có liên quan đã tổ chức tuyên truyền được 17.260 cuộc/458.858 lượt người tham dự (hình thức tuyên truyền được lồng ghép thông qua các cuộc họp, hội thảo, tập huấn, nhóm zalo, Facebook; YouTube; Instagram; TikTok, bằng loa lưu động trong ấp, khóm,... Ngoài ra, kết hợp trong các chuyến tuần tra, kiểm tra trên biển, lực lượng Kiểm ngư đã tuyên truyền cho chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên và người làm việc trên tàu cá); in và cấp phát 55.185 tờ rơi, 11.884 tờ áp phích, cắm 217 bảng pano, 56 băng rol tuyên truyền; phát 6.739 bản tin lên Trạm phát thanh xã, phường, thị trấn, trang phần mềm nông nghiệp và thực hiện 102 phóng sự truyền hình, phát thanh; đồng thời tổ chức 80 buổi Lễ phát động phong trào vận động toàn dân giao nộp các thiết bị, vật liệu, dụng cụ, ngư cụ khai thác nguồn lợi thủy sản có tính hủy diệt, tận diệt.
Qua đó, các cơ quan huyện kết hợp xã kiểm tra phát hiện xử lý 782 vụ với số tiền xử phạt 3.348 triệu đồng, xử phạt 04 trường hợp kinh doanh, tàng trữ dụng cụ xung điện trái phép với số tiền 41,5 triệu đồng và tịch thu 03 bộ kích điện, giải toả 205 hàng đáy, 444 đăng trái phép và khởi tố 06 vụ/06 bị can về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh đã tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển, cửa biển tỉnh Cà Mau được 47 chuyến, xử lý 92 vụ với số tiền xử phạt 1.593,5 triệu đồng. Ngoài ra, Đội Kiểm tra liên ngành 666 thực hiện 07 chuyến, qua đó phát hiện lập biên bản và xử lý 26 vụ với số tiền xử phạt 1.181,5 triệu đồng.
Tái tạo nguồn lợi thủy sản
Đến nay, Cà Mau đã triển khai thả được 900 khối rạn nhân tạo hình lập phương bằng bê tông cốt thép trên khu vực vùng biển Tây tỉnh Cà Mau. Trên cơ sở khu vực thả rạn nhân tạo đã được hình thành, đã thành lập được 01 Tổ đồng quản lý bảo vệ và khai thác khu vực thả rạn nhân tạo gồm có 15 thành viên tham gia với 33 tàu cá (chủ yếu là cộng đồng ngư dân) trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc để canh giữ, quản lý khu vực thả rạn nhân tạo.
Bên cạnh đó, tỉnh còn thực hiện nhiều phương án tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong đó phương án “Thí điểm thiết kế, lắp đặt thiết bị cắt cáp kết hợp với chà dây để dẫn dụ cá và ngăn chặn tàu làm nghề lưới kéo hoạt động khai thác trái phép vùng biển ven bờ tỉnh Cà Mau” là một thành công lớn. Theo cơ quan chức năng, qua theo dõi, kiểm tra, giám sát tại khu vực thả chà thì nhận thấy quá trình phục hồi nguồn lợi thủy sản rất nhanh và phong phú thành phần loài đến trú ngụ và phát triển.
Đánh giá cao kết quả thực hiện chỉ thị 32/- CT-TW và 17-CT/TU của tỉnh, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó BTTT Tỉnh ủy Cà Mau cho rằng đây là cơ sở quan trọng để tỉnh thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội những năm tới. Nhưng quan trọng hơn, đây là cơ sở tốt nhất để địa phương tiếp đón lần kiểm tra thứ 5 của phái đoàn Châu Âu về việc gỡ thẻ vàng IUU.

Cà Mau hỏa tốc xử lý vụ tàu cá ở biển, thiết bị VMS ở nhà
Kinhtedothi – Sau khi phát hiện 2 tàu cá đang ngoài biển nhưng đã tháo thiết bị giám sát hành trình (VMS) dấu ở nóc nhà, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đây là động thái quyết liệt của địa phương trong nỗ lực xóa thẻ vàng IUU.

Cà Mau: bắt giữ một tàu cá chở 9 thiết bị VMS của tàu khác
Kinhtedothi - Lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 bắt quả tang và tạm giữ một tàu cá của ngư dân Cà Mau đang mang 9 thiết bị giám sát hành trình (VMS) của các tàu khác.
Cà Mau sẵn sàng cho việc gỡ thẻ vàng IUU
Kinhtedothi – Dự kiến cuối tháng 12/2024, Ðoàn thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra tình hình về thực hiện các yêu cầu chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).