Các đại biểu Quốc hội phải dành đủ thời gian nghiên cứu dự luật

Trần Hàghi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 20/7, trao đổi với báo chí bên hàng lang Kỳ họp Quốc hội xung quanh vấn đề phát huy sáng kiến của ĐB Quốc hội trong xây dựng pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng: Trước hết các ĐB với trách nhiệm theo quy định của pháp luật phải dành đầy đủ thời gian để nghiên cứu các dự thảo văn bản luật. Về phía các cơ quan soạn thảo và thẩm tra cũng cần chuẩn bị dự thảo sớm để các ĐB có thêm thời gian nghiên cứu.​

Kinhtedothi - Ngày 20/7, trao đổi với báo chí bên hàng lang Kỳ họp Quốc hội xung quanh vấn đề phát huy sáng kiến của ĐB Quốc hội trong xây dựng pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng: Trước hết các ĐB với trách nhiệm theo quy định của pháp luật phải dành đầy đủ thời gian để nghiên cứu các dự thảo văn bản luật. Về phía các cơ quan soạn thảo và thẩm tra cũng cần chuẩn bị dự thảo sớm để các ĐB có thêm thời gian nghiên cứu.​
 
Các đại biểu Quốc hội phải dành đủ thời gian nghiên cứu dự luật - Ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
 
Trong nhiệm kỳ này, Bộ Tư pháp dự định có hỗ trợ gì để phát huy các sáng kiến của ĐB Quốc hội, thưa ông?

- Bây giờ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới đã có những quy định chặt chẽ hơn về thời hạn, yêu cầu về nội dung. Trách nhiệm của các cơ quan từ soạn thảo cho đến thẩm tra, kể cả việc góp ý luật cũng đã có những cải tiến. Chúng tôi đang cố gắng thực hiện tốt Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới, rút kinh nghiệm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian vừa qua.

Trong kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật, theo ông những khâu nào thường gây ra sai sót nhiều nhất, thưa ông?

Khái quát thì khó, vì có cả nội dung, có cả hình thức. Bây giờ phải xem lại các văn bản, các số liệu xem tỷ lệ nào là lớn hơn. Nhưng điều tôi muốn nói là trong quá trình rà soát, kiểm tra theo thẩm quyền đối với các văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành, có khá nhiều văn bản sau khi có ý kiến của Bộ Tư pháp, các cơ quan hữu quan đã ban hành có ngồi lại cùng với nhau để rà soát, sửa đổi.

Nhiều ý kiến cho rằng trong nhiệm kỳ qua Bộ tư pháp bị quá tải trong việc thẩm định các văn bản. Có phải vì chạy theo số lượng, khiến nhiều luật bị sai sót, thưa ông?

Yêu cầu xây dựng pháp luật trong thời gian qua trước hết là yêu cầu của thực tế cuộc sống. Trách nhiệm của cán bộ công chức, ĐB Quốc hội là trước yêu cầu của cuộc sống đòi hỏi như thế nào, người dân đòi hỏi như thế nào thì chúng ta phải cố gắng. Còn nhiệm kỳ này có thể có ít, nhiệm kỳ kia có nhiều là do tự nhiên của cuộc sống. Vấn đề là làm sao cố gắng tập trung thời gian cao nhất có thể, tập trung trí tuệ nguồn lực có thể để xem xét các dự thảo.

Còn về tình trạng là khi xây dựng luật nhưng không tính đến yếu tố nguồn lực khiến luật ban hành rồi nhưng không đủ nguồn lực để thực hiện cũng có. Nhưng tôi nghĩ rằng trong đảm bảo sự tương ứng giữa các luật ban hành và nguồn lực để thi hành pháp luật, chúng ta đang cố gắng và có bước tiến triển từ nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác.

Hiện việc rà soát các điều kiện kinh doanh trong Luật Đầu tư và Luật DN được tiến hành như thế nào để ban hành nghị định thưa ông?

- Các nghị định này hiện đã được ban hành rồi, và có hiệu lực từ 1/7. Bây giờ nhiệm vụ đặt ra là các cơ quan chủ trì soạn thảo cùng với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan, người dân, xã hội, DN theo dõi quá trình thực hiện các Nghị định này như thế nào. Nếu thấy có vấn đề thì đề xuất căn chỉnh cho hợp lý, phù hợp.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần