Trong đó, có 325 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký 5,4 tỷ USD và 304 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 13.386 tỷ đồng.
Nỗ lực triển khaiThực hiện Nghị quyết số 15 về hợp nhất tỉnh Hà Tây, TP Hà Nội và huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, đến nay Hà Nội đã và đang phát triển 17 KCN, KCNC với tổng diện tích gần 3.500ha, thu hút 629 dự án, trong đó có 325 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký 5,4 tỷ USD và 304 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 13.386 tỷ đồng. Theo Trưởng ban Quản lý các KCN-CX Phạm Khắc Tuấn, để thực hiện hiệu quả các Chương trình công tác, nhiệm vụ được giao, Ban Quản lý đã tích cực chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, tích cực, trách nhiệm thực hiện hiệu quả trên các mặt công tác, đảm bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách…
Với hệ thống đồng bộ, hiện đại, KCN Phú Nghĩa do Tập đoàn Phú Mỹ đầu tư đã trở thành mô hình kiểu mẫu của Thủ đô. |
Trong điều kiện thuận lợi xen lẫn khó khăn, ông Phạm Khắc Tuấn cho biết, cùng với sự cố gắng của cộng đồng DN trong các KCN trên địa bàn, tình hình phát triển kinh tế - xã hội đạt được trên các mặt như sau: Đến cuối năm 2018, các KCN Hà Nội thu hút được trên 300 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 3.149 triệu USD và hơn 3.900 tỷ đồng; Doanh thu của các DN trong KCN của TP năm 2018 đạt 2,61 tỷ USD. Thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước đạt 46,14 triệu USD. Như vậy, đến nay các KCN Hà Nội đã thu hút 629 dự án, trong đó có 325 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký 5,4 tỷ USD và 304 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 13.386 tỷ đồng. Đã có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào các KCN của Hà Nội, trong đó Nhật Bản là quốc gia đứng đầu với số vốn đăng ký chiếm 53,10%. Nhiều dự án có quy mô vốn lớn từ 100 đến hơn 300 triệu USD, sử dụng công nghệ cao như các dự án của Canon, Panasonic, Yamaha, Meiko, Young Fast...Một việc, một đầu mốiĐể đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu nhà ở của người lao động, Ban Quản lý đã tích cực đôn đốc triển khai chương trình bố sung quy hoạch xây dựng nhà ở công nhân, các công trình phúc lợi phục vụ công nhân lao động tại các KCN. Đơn cử như Khu nhà ở công nhân Kim Chung, diện tích quy hoạch 20ha đã được bàn giao đưa vào sử dụng, giải quyết chỗ ở cho gần 11.520 lao động tại KCN Thăng Long. Hay KCN Phú Nghĩa do Tập đoàn Phú Mỹ thực hiện đầu tư dự án khu nhà ở công nhân trên diện tích 3,97ha…Thời gian tới, ông Phạm Khắc Tuấn khẳng định, Ban tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý DN, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho DN. Thực hiện kỷ luật kỷ cương hành chính, đẩy mạnh cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cung cấp các dịch vụ công, không gây phiền hà cho DN, tăng việc giải quyết thủ tục hành chính cấp độ 3 và 4. Đặc biệt, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức trong công tác chỉ đạo điều hành theo nguyên tắc giao việc, kiểm soát công việc theo phương châm “một việc, một người, một đầu mối”.Tuy nhiên, ông Tuấn đề xuất, UBND TP kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục phối hợp với Hà Nội hoàn thiện các văn bản pháp lý, các quy định chi tiết cụ thể hơn nữa, các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo môi trường thuận lợi trong việc thu hút đầu tư vào KCN, khu công nghệ cao (KCNC) trên địa bàn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN đã, đang đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, bổ sung chính sách, ưu đãi, ưu tiên phát triển nhà ở công nhân tại các KCN; quan tâm đầu tư tập trung, đồng bộ việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN vào nhiệm vụ thực hiện đầu tư dự án KCN, KCNC.