80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Các nước phát triển quản lý nợ công thế nào?

Kinhtedothi - Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 thành nước thu nhập trung bình cao, vị thế kinh tế thay đổi tích cực, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi giảm đi, danh mục nợ sẽ phát sinh thêm nhiều loại rủi ro, đòi hỏi có sự quản lý đồng bộ, chuyên nghiệp.

Quản lý nợ công chủ yếu tập trung vào huy động các nguồn vay ưu đãi

Trong các ngày 23 - 24/8/2022, tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp cùng Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ, tổ chức hội thảo về kinh nghiệm quốc tế trong cải cách công tác quản lý nợ công và các thông lệ tốt trong quản lý nợ công.

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ công/GDP có xu hướng giảm trong 6 năm qua, từ mức 62,2% năm 2016 về 43,1% GDP năm 2021. Với quy mô GDP năm 2021 là 368 tỷ USD, mức nợ công của Việt Nam năm 2021 tương đương 157 tỷ USD.

Nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương cũng đang giảm. Cụ thể, nợ chính phủ giảm từ 51,7% GDP năm 2017 xuống còn 39,1% GDP năm 2021, tương đương gần 144 tỷ USD. Nợ chính phủ bảo lãnh giảm từ 9,1% GDP năm 2017 xuống còn 3,8% GDP năm 2021, tức gần 14 tỷ USD. Nợ chính quyền địa phương giảm từ 1,1% GDP năm 2017 xuống còn 0,6% năm 2021. Còn nợ nước ngoài của quốc gia giảm từ 49% GDP năm 2017 xuống còn 38,4% năm 2021.

Về cơ cấu nợ, nợ vay trong nước lại tăng đáng kể, chiếm 67,2% dư nợ chính phủ, tương đương 2,2 triệu tỷ đồng đến hết 2021, còn nợ nước ngoài có xu hướng giảm dần.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, đối với Việt Nam, hiện nay chính sách quản lý nợ công gắn với chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách quản lý nợ công mới chủ yếu tập trung vào huy động các nguồn vay ưu đãi, nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế chưa thực hiện đầy đủ như: Giám sát, đánh giá tất cả khoản vay và giao dịch nợ để đảm bảo phù hợp với các thông số rủi ro đề ra trong chiến lược nợ; giám sát rủi ro toàn bộ danh mục nợ chính phủ, kết nối giữa chính sách quản lý ngân quỹ và quản lý nợ công, cơ sở dữ liệu chia sẻ chung về nợ công…

Chọn mô hình quản lý nợ công hợp lý

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc tổ chức mô hình cơ quan quản lý nợ cũng hết sức đa dạng, có nhiều cách tiếp cận, phương thức quản lý nợ khác nhau. Nhiều quốc gia đã lựa chọn thiết lập cơ quan quản lý nợ công (DMO) để tập trung các chức năng quản lý nợ nhằm đạt đến trình độ chuyên nghiệp hóa cao.

Các quốc gia OECD chọn thiết lập một cơ quan quản lý nợ độc lập (Áo, Phần Lan, Ireland, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đức, Hungary và Anh), một số quốc gia khác thiết lập văn phòng DMO riêng biệt nhưng hoạt động dưới Bộ Tài chính (như Úc, Bỉ, Canada, Pháp, Hà Lan, New Zealand, Ba Lan và Mỹ). Các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cũng đã thiết lập văn phòng DMO riêng biệt như Thái Lan, Philippines, Indonesia. Mục tiêu chung trong việc hình thành DMO là đảm bảo thực hiện nhất quán, đồng bộ, kiểm soát toàn diện rủi ro phát sinh từ việc vay nợ, thực hiện các chính sách quản lý nợ, kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 thành nước thu nhập trung bình cao, xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức đầu tư. Trong bối cảnh vị thế, vai trò kinh tế của Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi giảm đi, danh mục nợ sẽ phát sinh thêm nhiều loại rủi ro, đòi hỏi có sự quản lý đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp hóa để tăng cường hiệu quả hoạch định chính sách và đạt được cơ cấu chi phí - rủi ro nợ công phù hợp với mục tiêu quản lý đặt ra.

Theo các chuyên gia, việc nghiên cứu phát triển mô hình DMO với đầy đủ chức năng theo thông lệ quốc tế phù hợp với trình độ phát triển nhu cầu quản lý của Việt Nam trong từng giai đoạn là cần thiết. Song song với cải cách thể chế, sẽ tiếp tục hoàn thiện công cụ quản lý nợ, cơ chế kiểm soát rủi ro đảm bảo dư địa tài khóa và chính sách để phấn đấu mục tiêu nêu trên.

Nợ xấu ngân hàng dự báo tiếp tục tăng

Nợ xấu ngân hàng dự báo tiếp tục tăng

Sớm luật hoá các quy định về xử lý nợ xấu

Sớm luật hoá các quy định về xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu đi kèm nâng cao chất lượng tín dụng

Xử lý nợ xấu đi kèm nâng cao chất lượng tín dụng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trường nhà ở ngày càng bị tài chính hoá- thách thức mới của nhà ở vừa túi tiền

Thị trường nhà ở ngày càng bị tài chính hoá- thách thức mới của nhà ở vừa túi tiền

25 Jul, 11:02 AM

Kinhtedothi-  Theo các chuyên gia, hàng loạt thách thức lớn đang cản trở việc phát triển nhà ở thương mại giá vừa túi tiền, trong đó, một thách thức mới là thị trường nhà ở ngày càng bị tài chính hóa, với sự tham gia của các quỹ đầu tư đang mua vào số lượng lớn nhà cho thuê, đẩy giá thuê tăng và làm thu hẹp dần cơ hội sở hữu nhà ở xã hội.

Dòng tiền đổ mạnh vào cổ phiếu 'nóng', VN-Index thẳng tiến đỉnh cao mới

Dòng tiền đổ mạnh vào cổ phiếu 'nóng', VN-Index thẳng tiến đỉnh cao mới

24 Jul, 04:50 PM

Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán tiếp tục bứt phá mạnh mẽ khi dòng tiền đổ dồn vào các cổ phiếu "nóng" như ngân hàng, hàng không, chứng khoán và logistics. Kết phiên 24/7, VN-Index tăng gần 9 điểm, tiến sát đỉnh lịch sử với thanh khoản duy trì trên 37.000 tỷ đồng, phản ánh tâm lý lạc quan và kỳ vọng lớn của giới đầu tư.

Ngăn chặn “té nước theo giá, tát nước theo lương”

Ngăn chặn “té nước theo giá, tát nước theo lương”

24 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - Bộ Nội vụ vừa có tờ trình dự thảo nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Dự thảo đề xuất tăng lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với mức 7,2%, kể từ ngày 1/1/2026.

Cổ phiếu ngân hàng, hàng không, chứng khoán “dẫn sóng”, VN-Index bay cao vượt 1.510 điểm

Cổ phiếu ngân hàng, hàng không, chứng khoán “dẫn sóng”, VN-Index bay cao vượt 1.510 điểm

23 Jul, 04:28 PM

Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán tiếp tục thăng hoa trong phiên 23/7 khi VN-Index vượt mốc 1.510 điểm – mức cao nhất trong hơn 3 năm. Dòng tiền đổ mạnh vào nhóm ngân hàng, hàng không và chứng khoán, đẩy thanh khoản toàn thị trường lên hơn 42.000 tỷ đồng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang cực kỳ hưng phấn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ