70 năm giải phóng Thủ đô

Các nước tranh cãi quanh báo cáo về MH17

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ông Tjibbe Joustra, người đứng đầu DSB công bố báo cáo

Ngày hôm nay 13/10, Ủy ban An toàn Hà Lan đã công bố báo cáo điều tra cho biết chiếc MH17 bị bắn rơi bởi một tên lửa Buk. Trong khi đó, Nga cũng công bố báo cáo quy trách nhiệm bắn rơi chiếc máy bay này cho tên lửa được phóng từ khu vực do Kiev kiểm soát.

Theo báo cáo của Ủy ban An toàn Hà Lan (DSB), máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi bởi một tên lửa đất đối không Buk do Nga sản xuất. Ông Joustra, người đứng đầu DSB, cho biết, tên lửa được phóng từ một khu vực rộng 320 km2, ba thành viên tổ bay trong buồng lái thiệt mạng ngay khi trúng tên lửa.
Tjibbe Joustra, người đứng đầu DSB công bố báo cáo
Kinhtedothi - Ông Tjibbe Joustra, người đứng đầu DSB công bố báo cáo
Trong quá trình thu hồi mảnh vỡ của MH17, các chuyên gia của DSB đã tìm thấy một số chi tiết có vệt màu giống với đầu đạn tên lửa Buk. Mảnh vỡ đầu tiên được đưa về Hà Lan vào tháng 12/2014. Một số mảnh vừa được tìm thấy cách đây chỉ hai tuần và có thể xuất hiện thêm, ông Joustra nói.
Vị trí chiếc MH17 bị bắn rơi
Vị trí chiếc MH17 bị bắn rơi
Trong khi đó, phía Nga cũng công bố kết quả bắn thử tên lửa Buk vào một máy bay cùng loại MH17, cho rằng tên lửa được phóng từ khu vực do Kiev kiểm soát.

Từ cuộc thử nghiệm này, cố vấn kỹ sư trưởng tại Almaz-Antey, Tập đoàn sản xuất Buk, cho biết, tên lửa đã bắn rơi máy bay MH17 là 9M38. Tên lửa 9M38 cuối cùng được sản xuất tại Liên Xô năm 1986. Nga ngừng sử dụng  9M38 vào năm 2011 bởi thời hạn sử dụng của loại tên lửa này là 25 năm.

Ông Novikov cũng chắc chắn tên lửa 9M38 được phóng từ khu vực Zaroshenskoye, phần lãnh thổ quân đội Ukraine kiểm soát.

Theo đó, nếu phóng từ Snizhne, nơi phe ly khai kiểm soát, như báo cáo từ phía Hà Lan, các mảnh vỡ tên lửa sẽ không thể văng trúng động cơ và cánh trái MH17. 

Hôm 9/10, Almaz-Antey, tập đoàn sản xuất hệ thống tên lửa Buk, đã bắn một tên lửa do chính hãng sản xuất vào một máy bay Boeing, cùng loại với MH17, nhằm chứng minh tên lửa của Almaz-Antey không phải là nguyên nhân gây ra thảm họa.
Mảnh vỡ từ máy bay MH17
Mảnh vỡ từ máy bay MH17
Đến nay, vẫn chưa bên nào chính thức thừa nhận trách nhiệm. Theo ông Joustra, không phận Ukraine lẽ ra nên đóng cửa nhưng Kiev đã không thực hiện điều này. "Không bên nào thừa nhận rủi ro từ cuộc xung đột vũ trang dưới mặt đất", ông nói. Gần như toàn bộ các hãng hàng không vẫn bay qua Ukraine vì tin rằng các chuyến bay dân sự không gặp nguy hiểm ở độ cao cho phép. Từ sau thảm họa MH17, khoảng 160 chuyến bay vẫn đi qua không phận miền đông Ukraine.

Máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi ngày 17/7/2014 khi đang bay qua phần lãnh thổ do phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine, làm toàn bộ 298 người trên khoang, hầu hết là công dân Hà Lan, thiệt mạng.