Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Các trường đại học ở Hà Nội tổ chức học online, yêu cầu sinh viên không rời nơi cư trú

Kinhtedothi - Để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, các trường đại học (ĐH) ở Hà Nội đã ra thông báo chuyển sang học online thay cho việc học tập trung.
 

ĐH Quốc gia Hà Nội đã ra thông báo chuyển từ trạng thái dạy - học tập trung sang dạy - học online ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán (từ ngày 17-2-2021) cho đến khi có thông báo mới.

ĐH Quốc gia yêu cầu các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tiễn để chủ động có các giải pháp thiết thực, hiệu quả, đảm bảo chất lượng của công tác dạy - học trực tuyến, đồng thời nhắc nhở sinh viên hạn chế đến mức tối đa việc đi lại giữa các địa phương và về Hà Nội (nếu chưa thực sự cần thiết), và có sự chuẩn bị tốt nhất để đảm bảo chất lượng học tập trực tuyến.

Trường ĐH Ngoại thương cũng yêu cầu cơ sở chính tại Hà Nội, cơ sở 2 tại TP Hồ Chí Minh và cơ sở tại Quảng Ninh không học tập trung từ ngày 22-2 đến hết ngày 7-3. Trụ sở chính của trường tại Hà Nội và cơ sở tại Quảng Ninh sẽ chuyển sang dạy trực tuyến từ ngày 22-2 đến hết ngày 7-3.

Học viện Tài chính đã yêu cầu chuyển sang dạy online từ ngày 22-2 đến hết ngày 6-3.

Trường ĐH Thương mại dạy online từ ngày 22-2 đến hết ngày 19-3. Trong thời gian học trực tuyến ký túc xá trường này không tiếp nhận sinh viên; phòng quản lý đào tạo không trực tiếp tiếp nhận đơn, trả bằng tốt nghiệp/chứng chỉ cho người học.

Nhà trường yêu cầu giảng viên, học viên, sinh viên thực hiện nghiêm chỉnh các hướng dẫn phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế và của Nhà trường: Không di chuyển khỏi nơi đang cư trú hiện tại và thực hiện nghiêm túc thông điêp 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung và Khai báo y tế). Nếu có dấu hiệu dịch tễ (sốt, ho, khó thở), liên hệ ngay với Trạm Y tế Trường - bác sĩ Nguyễn Hữu Phương, số điện thoại: 0903419789 hoặc đường dây nóng của Bộ Y tế: 19009095.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng yêu cầu sinh viên tạm thời không di chuyển khỏi nơi đang cư trú hiện tại và thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế).

Toàn trường triển khai phương thức dạy và học trực tuyến (online) cho các lớp học phần lý thuyết/bài tập trên hệ thống MS Teams trong thời gian hai tuần, kể từ ngày 22-2 đến hết ngày 6-3. Giờ giảng dạy trực tuyến là giờ giảng dạy chính thức theo thời khóa biểu, và phải đáp ứng đầy đủ điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học.

Hiện tại, kế hoạch học tập kỳ 2 của trường ĐH Bách khoa tạm thời được điều chỉnh lùi một tuần so với biểu đồ kế hoạch học tập đại học năm học 2020-2021. Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn, các hội đồng chấm đồ án/khóa luận tốt nghiệp đại học kỳ 2020 có thể họp và chấm tốt nghiệp theo phương thức online, nếu đáp ứng đủ điều kiện đánh giá chính xác và khách quan.

Những lớp/phần kiến thức đặc thù không thể chuyển sang dạy online (lớp thí nghiệm, lớp thực hành, lớp thực tập, phần luyện tập của giáo dục thể chất, phần thực hành của các học phần quốc phòng - an ninh) tạm thời chưa tổ chức giảng dạy cho đến khi có thông báo tiếp sau.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ