Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cách chọn hệ thống năng lượng mặt trời

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Giải pháp sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời hiện nay tại Việt Nam chỉ là nhu cầu của từng gia đình và theo năng lực về tài chính mà đầu tư.

KTĐT - Giải pháp sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời hiện nay tại Việt Nam chỉ là nhu cầu của từng gia đình và theo năng lực về tài chính mà đầu tư.

Tuỳ theo nhu cầu và túi tiền, khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn các hệ thống năng lượng mặt trời…

Ngoài các sản phẩm sử dụng nguồn pin (sạc từ điện lưới) hiện nay trên thị trường có khá nhiều hệ thống sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Tuỳ theo nhu cầu và túi tiền, khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn các hệ thống năng lượng mặt trời…

Thấp nhất là 3 triệu đồng

Hiện trên thị trường có ba hệ thống sử dụng nguồn năng lượng mặt trời với mức giá tương ứng. Hệ thống được xem là nhỏ, sử dụng tấm pin năng lượng từ 10 – 20W, thắp sáng 2 – 4 bóng đèn LED (loại 12V). Ngoài ra, lượng điện tích trữ khi sạc đủ, có thể dùng thêm các loại quạt sạc hoặc các thiết bị di động như điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3. Vì công suất thấp nên thời gian sử dụng của hệ thống dao động từ 4 – 5 tiếng/ngày. Tuỳ theo xuất xứ của sản phẩm mà giá dao động từ 1,6 – 3,5 triệu đồng/bộ.

Hệ thống năng lượng mặt trời được xếp vào loại vừa, sử dụng tấm pin năng lượng 100W. Hệ thống này có bộ điều khiển nạp điện từ năng lượng mặt trời và kèm theo bộ chuyển đổi năng lượng từ nguồn điện 220V. Hệ thống này cho phép sử dụng các loại thiết bị, như: đèn, quạt, máy tính xách tay, tivi… Thời gian sử dụng cũng từ 4 – 6 tiếng/ngày. Giá từ 14,5 – 20 triệu đồng/bộ.

Hệ thống năng lượng lớn sẽ được thiết kế theo nhu cầu của từng gia đình. Hệ thống này được lắp ghép từ 10 – 20 tấm pin năng lượng, sử dụng 8 – 10 bình ắcquy trữ điện, sẵn sàng đáp ứng các thiết bị tiêu thụ điện cao như máy lạnh, tủ lạnh, máy bơm… Hệ thống này có giá thành khá cao, từ 300 – 500 triệu đồng.

Chưa được kiểm soát chặt chẽ

Hệ thống năng lượng mặt trời bao gồm các linh kiện sau: tấm pin thu năng lượng mặt trời, bộ điều khiển nạp điện, bộ chuyển đổi điện và bình ắcquy tích trữ điện…

Năng lượng mặt trời sẽ được chuyển đổi thành nguồn điện, trữ trong các bình ắcquy. Những hệ thống năng lượng mặt trời sẽ được kết nối vào hệ thống lưới điện có sẵn trong gia đình. Trong trường hợp sử dụng điện lưới, sẽ cắt nguồn điện từ bình ắcquy. Còn những hệ thống năng lượng mặt trời công suất thấp sẽ dùng hệ thống dẫn điện riêng để tránh tiêu hao công suất.

Giải pháp sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời hiện nay tại Việt Nam chỉ là nhu cầu của từng gia đình và theo năng lực về tài chính mà đầu tư. Cho đến nay chưa có chính sách nhất quán từ cấp nhà nước, mà chỉ là những lời kêu gọi của các tổ chức trong việc vận động người tiêu dùng “để mắt” đến giải pháp hệ thống năng lượng mặt trời.

Trừ những dự án lớn, thị trường sản phẩm hệ thống năng lượng mặt trời dùng cho quy mô hộ gia đình không được kiểm soát về chất lượng. Đa số các sản phẩm máy phát điện năng lượng mặt trời đều được ghi rõ thời hạn sử dụng 20 năm cho tấm pin năng lượng, 1 – 3 năm cho các thiết bị còn lại. Điều đáng lưu ý là, liệu người mua có được hưởng những quyền lợi trên khi nhà sản xuất (thực tế là nhập khẩu) các hệ thống điện mặt trời có công suất thấp đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 
Chia sẻ những mối lo trên, ông Dương Khôi Anh, giám đốc công ty Năng Lượng Xanh nhận xét: “Các linh kiện như tấm pin năng lượng mặt trời, bộ điều khiển sạc, bộ chuyển đổi điện… phần lớn được nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc, sau đó tự lắp ráp nên chất lượng sản phẩm không đồng đều. Hiện nay, chưa có một cơ quan chức năng nào kiểm định, đánh giá chất lượng về những dòng sản phẩm này”. Cũng theo ông Khôi Anh, vì thị trường sản phẩm này còn quá nhỏ nên các cơ quan chức năng chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm.