Cách làm giảm mùi hôi của mắm tôm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Với những món như thịt cầy, giả cầy, hay bún riêu, bún đậu, bánh đúc… thì mắm tôm là thứ gia vị không thể thiếu, tạo nên hương vị riêng cho các món ăn. Nếu bạn ướp mắm tôm cùng với các gia vị khác thì khi nấu mùi mắm tôm sẽ rất nồng.

Chúng tôi sẽ mách bạn một cách giúp làm giảm mùi hôi của mắm tôm mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

Có lẽ trong số các loại mắm thì mắm tôm là đặc biệt nhất cả về màu sắc lẫn hương vị. Nếu ai đã nghiện thì rất đam mê nhưng có nhiều người lại không chịu được mùi vị đặc trưng của nó. Chúng tôi sẽ mách bạn một cách giúp làm giảm mùi hôi của mắm tôm mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

Cách 1. Lọc mắm tôm trước khi nấu

Với những món như thịt cầy, giả cầy, hay bún riêu, bún đậu, bánh đúc… thì mắm tôm là thứ gia vị không thể thiếu, tạo nên hương vị riêng cho các món ăn. Nếu bạn ướp mắm tôm cùng với các gia vị khác thì khi nấu mùi mắm tôm sẽ rất nồng.

Hãy để khi món ăn sôi, múc lấy một ít nước thật nóng và hòa tan mắm tôm, sau đó lấy nước trong trên bề mặt để nấu, món ăn sẽ vẫn có mùi mắm tôm, nhưng không quá nồng. Mặt khác, lọc mắm tôm như vậy sẽ loại bỏ được sạn và các chất cặn.

Rượu trắng không những làm giảm mùi hoi cho thịt bò mà còn có tác dụng làm giảm mùi nồng cho mắm tôm.

Cách 2. Chưng mắm tôm trước khi ăn

Một cách nữa cũng khử mùi hôi của mắm tôm rất hữu hiệu, đó là chưng mắm tôm trước khi ăn, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa giảm bớt mùi nồng. Vì khi ăn mắm tôm sống, rất nhiều người bị mắc bệnh dịch tả, chưng mắm lên sẽ diệt hết vi khuẩn gây bệnh, món ăn lại thơm ngon, đặc biệt phù hợp trong mùa đông khi bạn chấm bún đậu với mắm tôm chưng nóng hổi.

Cách 3. Thêm một chút rượu trắng

Rượu trắng không những làm giảm mùi hoi cho thịt bò mà còn có tác dụng làm giảm mùi nồng cho mắm tôm. Cho thêm chút rượu trắng vào mắm tôm, khuấy đều nhanh tay, bạn sẽ thấy nổi bọt nhanh hơn