Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách "trị bệnh" tiêu tiền kiểu ngẫu hứng

KTĐT - Không hiếm lần đồng nghiệp rủ đi shopping, mặc dù chỉ đi cùng cho vui, nhưng lúc đến cửa hàng, thấy chiếc túi đẹp, cái áo váy độc đáo... là Loan không thể rời bước được nữa.

KTĐT - Không hiếm lần đồng nghiệp rủ đi shopping, mặc dù chỉ đi cùng cho vui, nhưng lúc đến cửa hàng, thấy chiếc túi đẹp, cái áo váy độc đáo... là Loan không thể rời bước được nữa.

Trên thực tế, có người thu nhập 2 triệu đồng/tháng vẫn không bao giờ phải đi vay tiền. Ngược lại, có người thu nhập đến chục triệu đồng mà lúc nào cũng trong tình trạng... túng thiếu. Vì sao?

Sành điệu vẫn bị“viêm màng túi”

Mặc dù lòng đã nhủ lòng là mùa đông này không mua thêm bộ quần áo nào nữa, một phần vì tình trạng tài chính eo hẹp, một phần quần áo của ba mẹ con đã chất đầy tủ, vậy nhưng khi đi trên đường, nếu nhìn thấy có cửa hàng thanh lý, bán giảm giá, Hương lại bị lôi cuốn một cách không cưỡng lại được. Mỗi lần “lặn ngụp” vào mấy cửa hàng thanh lý đó, Hương lại lôi một cơ số quần áo, giày dép về. Hậu quả là tiền chi tiêu trong tháng của gia đình nhiều lần vỡ kế hoạch. Những lúc như vậy, Hương đành “vặt” tạm của bạn bè, đồng nghiệp... chờ đến ngày lĩnh lương tháng sau.

“Bệnh” của Hương là chứng mà nhiều chị em dễ mắc phải khi mua sắm những thứ ngoài kế hoạch, dự định.

Loan là một cô gái sành điệu, đi xe đời mới, ăn mặc hợp mốt, nhưng bạn bè cũng hay nhận được câu hỏi đột xuất vay tiền từ Loan, đôi khi là vài trăm ngàn đồng để duy trì bữa ăn trong vài ngày vì chưa đến kỳ lương. Loan cũng nhiều lần hối hận vì thói tiêu tiền tùy hứng nhưng vẫn không sửa được. Có lần, cô đi tìm mua cho con đôi giày thể thao, cuối cùng vác về ba đôi, trong đó có hai đôi của mình.

Không hiếm lần đồng nghiệp rủ đi shopping, mặc dù chỉ đi cùng cho vui, nhưng lúc đến cửa hàng, thấy chiếc túi đẹp, cái áo váy độc đáo... là Loan không thể rời bước được nữa. Một khi đã “kết”, kể cả không mang theo tiền bên người Loan vẫn tìm thấy lối ra: Vay tạm tiền của cô bạn. Lúc thì mua chiếc ví da cá sấu 5 triệu, lúc là đôi giày 2 triệu đồng, thú nghiền mua sắm đã khiến cô luôn trong tình trạng cháy túi.

Ở nhà, Loan có tới 2 tủ quần áo, giày dép gần 100 đôi,kính thời trang vài ba chục chiếc. Hiếm khi cô phải mặc bộ quần áo mới mua đến lượt thứ 2. Cô hay mang quần áo cũ cho bạn bè nhưng căn phòng vẫn trở nên chật chội vì những quần áo không sử dụng đến.

Khi túi tiền nhảy múa theo tâm trạng

 

Ngọc Mai là nhân viên một công ty truyền thông lớn ở Hà Nội. Do đặc thù công việc khá tự do về giờ giấc nên mỗi buổi sáng, sau khi đưa con đi nhà trẻ, Mai thường lang thang khắp các cửa hàng để mua sắm. Con đường từ nhà Mai đến cơ quan lại đi qua mấy khu trung tâm thương mại, nên ngày nào cô cũng ghé vào. Ban đầu là tìm mua quần áo và mấy thứ vật dụng cần thiết, nhưng về sau thấy hàng hóaphong phú, giá cả lại rất hợp lý nên lâu dần Mai đâm nghiện.

Cứ có đồ gì mơi mới, hay hay là Mai lại khuân về. Ngày nào cô cũng mất cả buổi sáng để lang thang khắp mọi gian hàng. Thói quen mua sắm của Mai dường như đã trở thành thông lệ,đến mức khi Mai đi tiếp xúc đối tác về, các đồng nghiệp vẫn thường hỏi đùa rằng “hôm nay có mua được gì không?”...

Chuyên gia Lương Ngọc Hà, Trung tâm Tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc và kỹ năng cuộc sống cho rằng, nhiều người chi tiền một cách thiếu sự kiểm soát như mua sắm ngoài dự định, chi một khoản tiền nào đó một cách tùy hứng... để khi trở về mới giật mình hoảng hốt vì “ngày mai không biết lấy tiền đâu”. Nguyên nhân của căn bệnh này là do không đặt ra mục đích chi tiêu và tiết kiệm nên không kiểm soát được tài chính trong gia đình.

Chi tiêu một cách ngẫu hứng thường diễn ra theo cảm xúc, theo tâm trạng. Không chỉ vào lúc vui, mà khi buồn chị em cũng thường rủ nhau shopping như một sự “cứu rỗi”. Lúc này là lúc dễ vung tiền nhất, dễ chi những khoản không đáng chi, dễ mua những thứ đồ dùng không đáng mua, để rồi sau đó ân hận vì cháy túi.

Theo chuyên gia Nguyễn Hương Thảo, Trung tâm tư vấn Gia đình thì ngẫuhứng tiêu tiền còn xuất phát bởi cuộc sống dư dật. Với tâm lý của một kẻ “sẵn tiền”, nhiều người xem thường chuyện mua sắm. Họ nghĩ chuyện chi tiêu mua sắm là chuyện vặt, nhưng nếu không để ý “góp gió thành cơn bão tài chính”, hậu quả sẽ rất vô lường. Bởi vậy, bà Thảo khuyên rằng, để kiểm soát được vấn đề tài chính, dù là người giàu hay kẻ nghèo thì cũng nên lập một kế hoạch chi tiêu, đặt ra mục đích mỗi khi rút tiền ra khỏi túi. Kiểm soát được vấn đề chi tiêu sẽ giúp túi tiền của bạn bình ổn, và như thế những bữa cơm trong gia đình của chồng con sẽ không bao giờ bị đứt đoạn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh gấp rút hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho hệ thống chính quyền mới trước ngày 15/6

Bắc Ninh gấp rút hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho hệ thống chính quyền mới trước ngày 15/6

14 May, 09:29 PM

Kinhtedothi-Ngày 14/5, tại phiên họp thường kỳ tháng 5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh: từ nay đến ngày 15/6 là giai đoạn cao điểm, mang tính quyết định để tỉnh hoàn tất toàn bộ công tác chuẩn bị cho việc vận hành hệ thống chính quyền mới, nhằm bảo đảm hoạt động hành chính liên tục, hiệu quả, không gián đoạn trong phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng thăm Thượng tá cảnh sát bị thương khi chữa cháy

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng thăm Thượng tá cảnh sát bị thương khi chữa cháy

14 May, 06:42 PM

Kinhtedothi - Ngày 14/5, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP (CATP) Hà Nội, cùng chỉ huy một số phòng chức năng của CATP đã đến bệnh viện thăm hỏi, động viên Thượng tá Nguyễn Lê Cường - Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu (PCCC &CNCH) hộ bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Phú Thọ chuẩn bị chỗ ở cho hơn 4.400 cán bộ từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau sáp nhập tỉnh

Phú Thọ chuẩn bị chỗ ở cho hơn 4.400 cán bộ từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình sau sáp nhập tỉnh

14 May, 06:36 PM

Kinhtedothi- Ngày 14/5, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang chủ trì hội nghị nghe các sở, ngành báo cáo phương án bố trí nhà ở lưu trú cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ Vĩnh Phúc và Hòa Bình, chuẩn bị cho việc sáp nhập 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ