Tuy nhiên, các DN có “sống khỏe” hay không phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh tế chung, đặc biệt môi trường kinh doanh có tạo thuận lợi cho DN hay không.
Vẫn còn tiếng than của doanh nghiệpĐó là chia sẻ của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khi tham dự cuộc gặp giữa Thủ tướng với DN vào tháng 5 vừa qua. Sự nhũng nhiễu của một bộ phận công chức gây khó khăn cho DN nhằm “kiếm chác” từ DN vẫn chưa có nhiều cải thiện. Theo bà Phạm Chi Lan, con số 15.000 DN phục hồi trong 6 tháng đầu năm 2017 so với 70.000 DN ngừng hoạt động trong năm 2016, thì số ngừng hoạt động năm nay vẫn cao hơn số phục hồi rất nhiều. Đây là điều rất đáng phải xem xét, thông thường nếu chỉ khen về con số mới thành lập và con số mới phục hồi, nhưng không tính trừ đi số DN đã rút ra khỏi thương trường còn rất lớn. Số rút ra này mới tạo ra tăng trưởng thực cho nền kinh tế. Việc quan trọng nhất lúc này là thực hiện các cam kết Chính phủ đã có mà Thủ tướng rất tâm huyết từ Nghị quyết 19/NQ-CP đến Nghị quyết 35/NQ-CP để gỡ khó và tạo điều kiện cho DN phát triển. “Các nước trên thế giới thì tìm mọi cách để tạo thuận lợi cho sự phát triển của DN, trong khi Việt Nam vẫn loay hoay gỡ khó, cải thiện môi trường kinh doanh cho DN” – bà Lan chia sẻ.
Vấn đề cơ bản nhất theo bà Phạm Chi Lan là, tập trung thực hiện những cải cách cần thiết như tái cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt với DN Nhà nước (DNNN), hệ thống ngân hàng, đầu tư công… phải được “siết lại” một cách cương quyết, để từ đó có thêm cơ hội cho khu vực tư nhân và DNNVV phát triển. DN trong nước phát triển mới tạo ra khả năng tăng trưởng bền vững, bởi về lâu dài nền kinh tế Việt Nam phải dựa vào khối DN này. Còn đối với DNNN sẽ vẫn là trụ cột nhưng với điều kiện phải cải cách để kinh doanh có hiệu quả hơn, để khối DN trong nước phải là nền tảng chính quyết định sự phát triển của nền kinh tế.Theo tính toán, tài sản của khối DNNN khoảng 300 tỷ USD, DN tư nhân khoảng 200 tỷ USD. Nếu 300 tỷ USD tăng 1%, đã có thêm 3 tỷ USD cho nền kinh tế, còn khối tư nhân tăng 1%, có thêm 2 tỷ USD. Do đó, không phủ nhận vai trò của DNNN, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, khối này đang sở hữu nguồn lực lớn của đất nước, chỉ cần cải thiện một phần cũng có thể làm nền kinh tế “bật lên” rất nhanh. Tuy nhiên, nếu khối DN tư nhân muốn cải thiện mà khu vực DNNN vẫn “trây ỳ” thì nền kinh tế chỉ có được phần nhỏ nhoi 2 tỷ USD của khối DN tư nhân.Tiếp tục gây dựng niềm tinCó một thực trạng mà các chuyên gia cho biết, các cơ quan quản lý vẫn đang gây khó khăn cho DN tư nhân và DNNVV nhiều hơn hỗ trợ. Với những DN tư nhân lớn còn “dễ thở”, bởi họ đã có sẵn tiềm lực và mối quan hệ với nhiều cơ quan quản lý, kể cả thân hữu. Nhưng với DN tư nhân và DNNVV là khối tạo ra nhiều công ăn việc làm mà không nhận được sự hỗ trợ tốt từ chính sách sẽ vô cùng khó khăn, đặc biệt là khối DN siêu nhỏ, khu vực tạo ra nhiều công ăn việc làm.Thực tế, về chính sách không cần ban hành thêm. Điều đáng tiếc là phần tốt nhất của chính sách lại không được cấp dưới thực hiện nghiêm túc, dẫn đến hiệu lực giảm đi rất nhiều. TS Cấn Văn Lực cho rằng, sự quay trở lại của DN là kết quả của 3 yếu tố. Thứ nhất, Chính phủ vẫn đang quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh thông qua NQ 35 và NQ 19. Thứ hai, Chính phủ đã có thông điệp rất rõ ràng, hỗ trợ và khuyến khích khởi nghiệp. Thứ ba, môi trường kinh doanh của Việt Nam đang có dấu hiệu tốt dần lên. Ngoài ra, về lâu dài chủ trương chuyển hộ kinh doanh cá thể lên thành DN và tạo điều kiện cho khối DN tư nhân cũng như DNNVV phát triển là định hướng hoàn toàn đúng đắn. Bởi khối DN này sử dụng đồng vốn hiệu quả, năng động và ứng biến rất nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh cả trong và ngoài nước.Trong khi đó, theo TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), với số lượng DN thành lập mới và quay trở lại trong 6 tháng đầu năm là dấu hiệu tích cực. Song số DN phải ngừng hoạt động và DN không thể mở rộng sản xuất vẫn còn nhiều, đặc biệt số lượng lao động trong khu vực DN tư nhân đang có xu hướng giảm xuống. Như vậy, chứng tỏ môi trường kinh doanh đang tốt lên, nhưng để khẳng định vững chắc về niềm tin của DN đã quay trở lại hay sự khởi sắc thực sự của nền kinh tế thì vẫn còn hơi sớm, vì niềm tin phải được củng cố theo thời gian dựa trên quan sát cách điều hành của Chính phủ trong những vụ việc khác nhau.
"Hiện nay, khối DNNVV và DN tư nhân đang chịu nhiều sức ép từ DNNN và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhưng sớm hay muộn thì nền kinh tế cũng phải dựa vào DNNVV, DN tư nhân, vì đây là khu vực tạo ra nhiều công ăn việc làm và bám sát thực tiễn đất nước." - TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách |