Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cấm thi tuyển lớp 6: Trường đặc thù gặp khó

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau chủ trương không thi tuyển sinh vào lớp 6 được xác định mấy tháng trước, Bộ...

Kinhtedothi - Sau chủ trương không thi tuyển sinh vào lớp 6 được xác định mấy tháng trước, Bộ GD&ĐT mới đây lại thêm một lần nhấn mạnh bằng văn bản: Cấm tuyệt đối các trường tổ chức thi tuyển vào lớp 6 dưới bất kỳ hình thức nào. Trước “lệnh” cấm này, phụ huynh học sinh (HS) kẻ mừng, người lo, song các trường THCS thì thực sự lúng túng.

Lúng túng…

Trước đây, để có một “vé” vào những trường top đầu như Hà Nội - Amsterdam, Lương Thế Vinh, Nguyễn Tất Thành, Cầu Giấy, Marie Curie… nhiều phụ huynh đã phải chọn “lò” cho con ôn luyện trước cả vài năm. Chị Minh Huyền, nhà ở Khu đô thị Time City (quận Hoàng Mai) cho biết, chị đã đầu tư cho con ôn luyện 3 môn Văn, Toán và tiếng Anh hơn 2 năm nay để chuẩn bị thi chuyển cấp vào lớp 6 tới đây. “Mục đích cũng chỉ là muốn con vào được trường tốt nhất của Hà Nội. Nhưng với quy định của Bộ GD&ĐT, cấm thi tuyển, không biết các trường sẽ làm thế nào, xét tuyển kiểu gì?” - chị Huyền lo lắng. Ngược với nỗi lo khá chung ấy, nhiều phụ huynh lại phấn khởi trước sự quyết liệt của Bộ GD&ĐT bằng “lệnh” cấm thi tuyển đầu vào cấp THCS. Anh Nguyễn Mạnh Thắng, ở Ngọc Thụy (huyện Gia Lâm) cho rằng: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc Bộ GD&ĐT ra “lệnh” cấm dạy thêm học thêm, không ra bài tập về nhà, bỏ chấm điểm, cấm thi tuyển… Có thực hiện được như vậy, HS mới thực sự được giảm tải. Đây là định hướng đúng vì quyền lợi của HS”.
Học sinh khối lớp 6 trường THCS Giảng Võ.             Ảnh: Nguyễn Duy
Học sinh khối lớp 6 trường THCS Giảng Võ. Ảnh: Nguyễn Duy
Tuy nhiên, trước quy định này, một số trường THCS thực sự lúng túng. Mùa tuyển sinh đang cận kề nhưng nhà trường chưa đưa ra được phương án cụ thể nào để tuyển HS. Ông Dương Văn Tiến – Hiệu trưởng trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) cho biết, hàng năm, tỷ lệ vào lớp 6 của trường luôn ở mức cao, 1 “chọi” 10. Vì tỷ lệ đăng ký dự thi vào trường cao nên nhiều năm nay, nhà trường duy trì hình
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, tất cả các trường tuyệt đối không được thi tuyển vào lớp 6. Phương án tuyển sinh ra sao để vừa không phạm luật, vừa bảo đảm chất lượng giáo dục ở các nhà trường đang được xem xét thực tế và đề xuất của cơ sở. Ngay trong tuần này, Sở GD&ĐT sẽ họp bàn với các Phòng GD&ĐT để thống nhất phương án và báo cáo đề xuất gửi cấp thẩm quyền phê duyệt.

 Ông Phạm Hữu Hoan - Trưởng phòng Giáo dục THPT, Sở GD&ĐT Hà Nội
thức thi tuyển kết hợp với tuyển thẳng những HS có thành tích hoặc năng khiếu. “Nhưng hiện nay, chúng tôi đang lúng túng, chưa có phương án cụ thể để tuyển sinh sau lệnh cấm này” – ông Tiến chia sẻ. Lãnh đạo trường Hà Nội - Amsterdam cũng cho biết, hàng năm, trường chỉ tuyển khoảng 200 HS lớp 6, nhưng số lượng đăng ký dự thi thường lên tới 4.000. Vì vậy, thời điểm này, Ban Giám hiệu cũng chưa hình dung ra phương án tuyển sinh nào thay thế cho việc thi 2 môn Văn, Toán trước đây.

Khó cả phụ huynh lẫn nhà trường

Trước sự lúng túng về hình thức tuyển sinh vào lớp 6, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, lựa chọn hình thức tuyển sinh như thế nào là do nhà trường xây dựng phương án, trình cơ quan quản lý có thẩm quyền của địa phương quyết định, không phải là kiểm tra kiến thức môn Văn, Toán… ở tiểu học. Các cơ sở giáo dục THCS dù là công lập hay ngoài công lập, trước hết đảm bảo nhiệm vụ phổ cập; bao nhiêu lớp, bao nhiêu chỉ tiêu cũng phụ thuộc vào năng lực đáp ứng của nhà trường…

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, chỉ đạo về việc không tổ chức thi tuyển vào lớp 6 của Bộ như vậy rất chung chung, gây khó cho cả phụ huynh lẫn nhà trường. Theo ông Đặng Đình Đại - Hiệu trưởng trường Phổ thông quốc tế Wellspring, việc cấm các trường không được tổ chức thi tuyển vào lớp 6 là quy định đúng với phần lớn các trường, nhưng lại chưa ổn với một số trường. “Thực tế, có một số trường, nhu cầu gửi con của phụ huynh rất lớn, mỗi năm có đến hàng ngàn đơn đăng ký, nhà trường luôn muốn đáp ứng tất cả mọi nhu cầu, song do điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ và nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục, nhà trường chỉ đáp ứng được một phần. Nếu cấm triệt để như vậy có thể sẽ gây khó cho cả phụ huynh và nhà trường” – ông Đại phân tích. Do vậy, ông Đại đề xuất, phải có đáp án cho những trường đặc thù trong thời gian sớm nhất để công bố cho người dân biết, nhà trường có căn cứ thực hiện, bởi thường là đến tháng 4, các trường bắt đầu rục rịch tuyển sinh năm học mới. Nếu không có đáp án cụ thể, phụ huynh có nhu cầu cũng khó khăn trong việc chọn trường phù hợp với năng lực của con. Nhà trường muốn chọn được những HS đáp ứng mục tiêu giáo dục cũng không có căn cứ triển khai, mà chọn tù mù thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.

Đây là quan điểm chung của nhiều lãnh đạo các trường THCS ở thời điểm này. Điều mà các trường đang sốt ruột trông chờ là lãnh đạo ngành giáo dục cần có chính sách phân nhóm trường, công bố sớm phương thức xét tuyển như thế nào để phụ huynh thuận tiện trong việc lựa chọn trường cho con, tránh dồn hết vào một vài trường có tiếng, đồng thời chuẩn bị kỹ để có hình thức tuyển sinh hợp lý.