Cận cảnh dàn xe tăng hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam
Binh chủng Tăng thiết giáp, Quân đội nhân dân Việt Nam được trang bị hai biến thể xe tăng T-90 gồm T-90S và phiên bản xe chỉ huy T-90SK do tập đoàn Uralvagonzavod của Nga chế tạo.
Là một trong những dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hàng đầu của Liên bang Nga và trên thế giới, T-90 nổi tiếng ở sự kết hợp giữa hỏa lực mạnh mẽ, khả năng cơ động và hệ thống giáp bảo vệ đa lớp đã được chứng minh qua nhiều cuộc xung đột trong thời gian qua.







Bên cạnh bộ đôi xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK là xe tăng T-62 và các hệ thống pháo tự hành Su-122, Su-152...
Xe tăng T-62 được Liên Xô phát triển từ đầu thập niên 1960, là một phiên bản cải tiến so với mẫu tăng T-54 rất thành công. T-62 có kíp lái 4 người; trọng lượng 37,5 tấn; dài 9,335m; rộng 3,3m và cao 3,395m. Xe được trang bị động cơ 580 mã lực với tốc độ tối đa 50km/h.
Xe tăng này có khả năng vượt vật cản ấn tượng như leo dốc đứng; dốc nghiêng; vượt hào rộng; lội ngầm sâu. Phiên bản T-62 trang bị cho Quân đội nhân dân Việt Nam được lắp pháo 115mm, với cơ số đạn là 40 viên. Ngoài ra, xe tăng còn được trang bị súng máy cỡ nòng 7.62mm với khả năng trữ 2.500 viên đạn.








Bộ Quốc phòng thành lập mới Quân đoàn 34
Kinhtedothi- Bộ Quốc phòng vừa công bố quyết định thành lập Quân đoàn 34 trên cơ sở sáp nhập Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4. Bộ trưởng Phan Văn Giang dự và chỉ đạo.

Kỷ niệm 52 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2024): Đỉnh cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam
Kinhtedothi - Chỉ trong 12 ngày, quân và dân Thủ đô đã làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” lừng lẫy có một không hai, kết thúc cuộc chiến tranh phá hoạt miền Bắc nước ta của đế quốc Mỹ.

Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất, chế tạo áo giáp chống đạn K51, K56
Áo giáp chống đạn K51 và K56 có tính năng tương đương với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, thậm chí còn vượt trội hơn cả người nước ngoài khi Việt Nam đã làm chủ được công nghệ sản xuất và chế tạo, không phải phụ thuộc vào quá trình nhập khẩu.