Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cận cảnh đồi A1 sau 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Kinhtedothi - Trải qua 70 năm, đồi A1 tại quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ là minh chứng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân Việt Nam tại chiến thắng Điện Biên Phủ.

 

Tại quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ, đồi A1 là điểm nhấn quan trọng nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ. Tại đây, quân Pháp đã bố trí công sự kiên cố, vững chắc với vũ khí tối tân, hiện đại.
Trận tiến công cứ điểm đồi A1 là một trong những trận đánh oanh liệt nhất của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cùng với đồi A1, các đồi C1, C2, D1, D3, E1 cũng chứng kiến nhiều trận đánh quyết liệt của quân đội ta trong chiến dịch này.
Hình ảnh hào tiếp viện của quân Pháp tại đồi A1 sau 70 năm.
Bước chân đến đồi A1, bất cứ ai cũng sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi không khí thanh bình ở di tích lịch sử này, nơi từng diễn ra những trận đánh oanh liệt một thời.
Hình ảnh cửa hầm nhìn từ phía trong đường hầm.
Những ngày này, hàng vạn người dân và du khách từ bốn phương lại hội tụ về mảnh đất đã làm nên chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Đoàn công tác của Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tham quan, nghe hướng dẫn viên kể lại những ngày tháng hào hùng của dân tộc ta với chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Đồi A1 là một điểm cao có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống 5 quả đồi phía Đông bảo vệ trung tâm Mường Thanh. Đây là nơi quân địch từng bố trí nhiều binh lực, hỏa lực mạnh, có công sự kiên cố, vững chắc.
Một số hạng mục tiêu biểu đã được khôi phục, tu bổ như: hầm chỉ huy cứ điểm và hầm đại liên trên đỉnh đồi; lô cốt cây đa cụt – “ụ thằng người” và 10 lô cốt khác trong tổng số 37 lô cốt của địch; 2 hầm chỉ huy của bộ đội ta; hố bộc phá và đường hầm đặt bộc phá; 1030 mét hào lộ thiên và 92m đường hào có nắp trong tổng số gần 4.000m đường hào của địch; 52m đường hào tiến công chiến đấu của quân ta; 7.155m2 hàng rào và 400m đường phản kích của địch…
Hình ảnh Cựu chiến binh Lê Huy Chiêu (quê Bắc Ninh) cùng đồng đội đến tham quan, tìm hiểu lịch sử về đồi A1 cũng như chiến thắng lịch sử tại Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
"Dù không chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ nhưng khi có mặt tại Điện Biên, tôi không kìm được cảm xúc khi nhiều đồng đội đã ngã xuống vì dân tộc, kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp tại Việt Nam" - ông Lê Huy Chiêu chia sẻ.
Trải qua 70 năm, chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) mang đến niềm tự hào "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân Việt Nam.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ