Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cận cảnh Giảng Võ trường tại hồ Ngọc Khánh trước ngày đi vào hoạt động

Kinhtdothi - Dự án hồ Ngọc Khánh - Giảng Võ trường (quận Ba Đình) được gấp rút hoàn thiện hạng mục cuối cùng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Trong quá khứ, hồ Ngọc Khánh là địa điểm quan trọng ở Thăng Long xưa, là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của các triều đại phong kiến.
Với mong muốn gìn giữ giá trị lịch sử của vùng đất xưa, công tác cải tạo, chỉnh trang hạ tầng, kiến trúc đô thị tại khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận được quận Ba Đình quan tâm, trong đó có chi tiết gợi nhớ về Giảng Võ trường.
Dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị, tổ chức phố đi bộ quanh khu vực hồ Ngọc Khánh đang được gấp rút thực hiện, dự kiến khai trương vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện hạng mục cuối cùng.
Cảnh quan khu vực hồ cũng được dọn dẹp sạch sẽ để sẵn sàng đưa vào hoạt động.
Được biết, đơn vị thi công thiết kế lồng ghép ý tưởng tái hiện lại Giảng Võ trường - một địa điểm quan trọng của kinh thành Thăng Long xưa.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1010 nhà Lý cho lập điện Giảng Võ; năm 1070 lập Xạ Đình. Tháng 8/1253, vua Trần Thái Tông lập Giảng Võ trường làm nơi học tập của các tướng lĩnh.
Di tích Giảng Võ trường thời Hậu Lê được xác định nằm trên địa bàn các phường Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh thuộc quận Ba Đình. Thiết kế độc đáo về hình ảnh binh lính luyện tập võ thuật được tái hiện dọc tuyến phố.
Để hoàn thiện cải tạo kỹ thuật, quận Ba Đình sẽ lát hè đá tự nhiên, tạo thuận lợi cho kinh doanh dịch vụ, đi bộ, vui chơi giải trí.
Đồng thời, quận cũng trồng bổ sung cây xanh, lắp đặt ghế ngồi ngoài trời, thùng rác, nhà vệ sinh công cộng, đèn chiếu sáng đường dạo, cổng chào phố đi bộ.
Khu phố dịch vụ - đi bộ quanh hồ Ngọc Khánh sẽ gồm toàn bộ khu vực hồ Ngọc Khánh, phố Phạm Huy Thông, 8 ngõ đi chung kết nối hồ Ngọc Khánh. 
Tổng diện tích lòng hè đường tuyến phố Phạm Huy Thông khoảng 3.700m2, trong đó có khoảng 1.900m2 có thể dành cho các hoạt động kinh doanh, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí.
Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh khi đưa vào hoạt động sẽ là phố đi bộ thứ 2 trên địa bàn quận Ba Đình và là tuyến phố đi bộ thứ 7 của TP Hà Nội. Dự kiến, quận Ba Đình sẽ tổ chức gắn biển công trình chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô dự án hồ Ngọc Khánh - Giảng Võ trường vào ngày 8/10.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quốc Oai khai mạc lễ hội chùa Thầy 2025

Quốc Oai khai mạc lễ hội chùa Thầy 2025

01 Apr, 09:29 PM

Kinhtedothi – Tối 1/4, huyện Quốc Oai tổ chức lễ khai hội chùa Thầy- di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia và khai mạc “Tuần văn hóa du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025”.

Công nhận phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia

Công nhận phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia

01 Apr, 02:15 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/4, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia phù điêu Kala Núi Bà. Đây là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024.

Đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thành đặc sản hút khách du lịch

Đưa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thành đặc sản hút khách du lịch

01 Apr, 11:06 AM

Kinhtedothi – Năm 2014, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trở thành niềm tự hào của Nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nói riêng, Nhân dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, dưới tác động của xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa, các bài hát dân ca ví, giặm truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ