Kinhtedothi – Nghệ nhân làng nghề Bát Tràng Phạm Việt Khoa lấy cảm hứng từ ấn Hoàng đế chi bảo vừa được đưa thành công từ Pháp về Việt Nam để chế tác thành tác phẩm phục vụ dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Cận cảnh quy trình sản xuất ấn Rồng dát vàng.
Những ngày này, tại làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) nghệ nhân cùng các công nhân đang tất bật hoàn thiện những sản phẩm hình tượng rồng phục vụ Tết Giáp Thìn 2024.Tại xưởng làm gốm nhà ông Phạm Việt Khoa, nghệ nhân làng nghề Bát Tràng cho ra mắt mẫu Kỳ linh con giáp năm nay là mẫu sản phẩm ấn rồng bằng gốm sứ dát vàng.Gắn bó với nghề gốm gần 40 năm, ông Khoa cho biết, năm nay, sản phẩm chính mà xưởng làm là ấn Rồng dát vàng. Rồng tượng trưng cho sự uy nghi, thịnh vượng và may mắn. Sản phẩm được cách điệu theo hình mẫu Hoàng đế chi bảo từ thời Vua Minh Mạng.Để tạo hình từ đất sét là công đoạn khá quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ, làm sao để tạo sản phẩm có hình dáng đúng theo mẫu, rồng mang yếu tố Việt Nam chứ không nhầm lẫn sang nước khác - ông Khoa chia sẻ.Từng chi tiết nhỏ được nặn bằng tay và gắn kết với nhau bằng "sự khéo léo" của người làm gốm.Hình tượng rồng được tạo nên dựa theo hình rồng thời Lê đang ngự tại điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long).Sau khi hoàn thiện khâu tạo hình bằng gốm cơ bản và được tráng men, "phôi" sẽ được đem đi nung trong khoảng 5 ngày trước khi được đem đi vẽ vàng.Công đoạn vẽ vàng đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết qua từng nét vẽ và sự khéo léo của người thợ.
Sau đó, người thợ sẽ dùng dung dịch vẽ vàng 24K để tạo nên những đường nét nổi bật cho sản phẩm. Chiếc ấn sẽ được nung lần 2 ở nhiệt độ phù hợp trong khoảng 6-8 tiếng để tạo nên lớp mạ vàng sang trọng.Công đoạn hoàn thiện đoạn vẽ vàng sẽ mất khoảng 2 tiếng rưỡi. Trung bình mỗi thợ thủ công một ngày có thể hoàn thiện được từ 5-6 sản phẩm.Sản phẩm vẽ hoàn thiện đạt được độ sáng đều của vàng, không có vết cháy, các nét vẽ phải liền mạch, không ngắt quãng.Trên 3 mặt sản phẩm có 3 chữ An - Thuận - Phát, mặt còn lại được điêu khắc cảnh cá chép hóa rồng thể hiện sự lột xác, vượt trội, chuyển sang một giai đoạn mới.Mỗi sản phẩm bán ra điều có giấy chứng nhận quyền sở hữu tác phẩm. Giá thành của các sản phẩm được chào bán từ 8-12 triệu đồng tùy các phiên bản và màu sắc.
Kinhtedothi – Trong sáng 1/1, các con phố Hà Nội không còn cảnh tấp nập, vội vàng hàng ngày, người dân thỏa sức dạo bộ, tận hưởng không khí trong lành ngày đầu năm mới 2024.
Kinhtedothi – Những bao lì xì, câu đối đỏ, đèn lồng, vỏ hộp bánh chưng xanh…đều không thể thiếu để trang trí ngày Tết Nguyên đán của mỗi người dân Việt Nam.
Kinhtedothi - Đến hẹn lại lên, cứ vào đầu tháng 4, người dân trồng hoa ở làng Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật vào vụ thu hoạch hoa loa kèn để kịp cung ứng ra thị trường.
Kinhtedothi - Dự án xây dựng hạ tầng khu công viên, vườn hoa, hồ nước phía trước Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lâm (Công viên Gia Lâm) đang được đẩy mạnh triển khai các hạng mục, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2025.
Kinhtedothi - Sau hơn 30 năm hoạt động, không gian chợ Long Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) dần trở nên chật chội, xuống cấp. TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo toàn diện chợ Long Biên, nhằm tạo ra không gian thương mại hiện đại nhưng vẫn giữ gìn giá trị truyền thống.
Kinhtedothi - Dự án xây dựng đập dâng tại các vị trí trên sông Tô Lịch đang được triển khai với mục tiêu cải thiện dòng chảy, giữ nước và giảm ô nhiễm.