Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cân nhắc khả năng trở thành thành viên NSG của Ấn Độ

Kinhtedothi - Ít nhất 7 quốc gia vẫn xem xét khả năng trở thành thành viên Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG) của Ấn Độ - quốc gia chưa tham gia ký kết Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT).
Theo Indian Express đưa tin, trong chương trình nghị sự tại cuộc họp toàn thể 48 thành viên NSG ở Seoul, Hàn Quốc ngày 23/6, các nước thành viên đã chưa thể đi đến sự đồng thuận với đề nghị của Ấn Độ trở thành thành viên NSG. Mặc dù, trước đó Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đưa ra mong muốn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình góp tiếng nói vào sự đồng thuận để Ẩn Độ trở thành thành viên của NSG.
Ngay trong chương trình nghị sự, ít nhất 7 quốc gia - Trung Quốc, Brazil, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Irenland và New Zealand đã đặt nhiều dấu chấm hỏi về độ an toàn trước khả năng trở thành thành viên NSG của các quốc gia chưa tham gia ký NPT. Đại diện một số quốc gia thành viên đã chia sẻ với phía Ấn Độ rằng, họ cần phải tham khảo ý kiến từ lãnh đạo cấp cao trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Cuộc thảo luận sẽ tiếp tục trong ngày 24/6.

Cũng trong diễn đàn, đại diện một số nước thành viên đã đề cập tới vấn đề trước đó, một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, Washington ủng hộ đơn gia nhập NSG của New Delhi. Theo đó, việc nhận được ủng hộ từ phía Mỹ cũng nâng khả năng được gia nhập nhóm các nước thành viên NSG của Ấn Độ.

Đây là tổ chức được thành lập để kiểm soát việc buôn bán, cung ứng chất liệu phóng xạ cũng như chuyển giao công nghệ hạt nhân. Tham gia nhóm này, Ấn Độ không chỉ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển chương trình hạt nhân mà còn gia tăng đáng kể vị thế quốc tế, kéo theo vai trò và ảnh hưởng chính trị.

Theo các quan chức Ấn Độ, cuộc gặp bên lề giữa Thủ tướng Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại thủ đô Tashkent, Uzbekistan đã dành hơn 45 phút thảo luận các vấn đề liên quan tới khả năng trở thành thành viên NSG của New Delhi.

Sau cuộc họp song phương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vikas Swarup cho biết, Thủ tướng Modi đã lên tiếng đề nghị Trung Quốc có đánh giá công bằng, khách quan giữa Ấn Độ và Pakistan trong việc xin gia nhập NSG.

Theo đó, Trung Quốc lâu nay tỏ ra không đồng tình, thậm chí ngăn cản Ấn Độ được kết nạp vào NSG. Lý do được đưa ra là New Delhi chưa tham gia Hiệp ước NPT. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc tham gia ký kết NPT không phải là tiêu chuẩn bắt buộc để trở thành thành viên NSG.

Trong chuyến công du 5 nước hồi đầu tháng 6 của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thụy Sĩ tuyên bố sẽ ủng hộ New Delhi trong nỗ lực trở thành thành viên của NSG. Tuy nhiên, theo các nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ, việc đồng thuận phụ thuộc rất nhiều vào quyết định ủng hộ từ Trung Quốc. Một nhà ngoại giao châu Âu đã chia sẻ với tờ The Indian Express rằng, Ấn Độ đáp ừng các yêu cầu trong việc trở thành thành viên của NSG. Hơn 30 quốc gia đã đáp ứng ủng hộ Ấn Độ trong cuộc họp tổ chức ngày 9/6 trước đó.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

02 Jul, 08:25 PM

Kinhtedothi - Chiều 2/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất và đã công bố nghị quyết của Quốc hội về việc chỉ định Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Cao Thị Hòa An làm chủ tịch HĐND tỉnh. Các ông Trần Phú Hùng, Đỗ Thái Phong được chỉ định giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

02 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sau thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính, lượng người dân đến làm thủ tục tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng đột biến. Tuy nhiên, công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn được triển khai hiệu quả, không xảy ra tình trạng quá tải hay lộn xộn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ