Cần thay đổi văn hóa làm quy hoạch

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một góc Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Ngày 24/8, Bộ KH&ĐT, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Chương trình Định cư con người của Liên Hợp quốc (UN Habitat), Liên minh các TP đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế Xây dựng dự án Luật Quy hoạch - Kinh nghiệm quốc tế và sự lựa chọn bài học cho Việt Nam. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên và Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông chủ trì hội nghị. 

Thừa số lượng, thiếu chất lượng    

Phân tích của các chuyên gia cho thấy, nhiều quy hoạch ngắn hạn không đảm bảo về chất lượng, thiếu tính khả thi do xuất phát từ mong muốn chủ quan hơn là dựa trên nhu cầu chung. Tình trạng cục bộ ngành và tính cát cứ địa phương cùng với tư duy nhiệm kỳ đã ảnh hưởng đến công tác quy hoạch mà thể hiện rõ nhất là việc điều chỉnh, sửa đổi bổ sung các quy hoạch quá thường xuyên.    
  Một góc Thủ đô Hà Nội.     Ảnh: Công Hùng
Kinhtedothi - Một góc Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Ông Vũ Quang Cát - Vụ trưởng Vụ Quản lý Quy hoạch, Bộ KH&ĐT cho biết, hiện có tới 19.285 quy hoạch, chưa kể đến các quy hoạch sản phẩm như trồng ngô, nuôi tôm... Cùng với những đóng góp tích cực, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đang bộc lộ những tồn tại như: lập quá nhiều, thiếu tính khả thi, chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường, hạn chế phát triển. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội mới chỉ chú ý đến chỉ tiêu phát triển; quy hoạch vùng thiếu sự gắn kết, thiếu việc xác định động lực phát
Luật Quy hoạch đang được nghiên cứu, soạn thảo trên quan điểm thống nhất lại hệ thống pháp luật về quy hoạch, khắc phục những tồn tại, hạn chế trên cơ sở tôn trọng các quy luật và nguyên tắc của thị trường, thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Dự thảo Luật Quy hoạch bao gồm 6 Chương, 66 Điều, bao quát tất các quy hoạch tổng thể, từ cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và các quy hoạch ngành quốc gia.  
triển; quy hoạch kết cấu hạ tầng thiếu kết nối.     

Theo đánh giá của GS Hans Detlef Kammeier - chuyên gia tư vấn về quy hoạch, bộ khung hệ thống quy hoạch ở Việt Nam đang có sự chồng chéo giữa ba, hoặc bốn hệ thống quy hoạch (ở cấp đô thị); có ba bộ, ngành nắm quyền cùng lúc, xây dựng nhiều quy hoạch khác nhau cho cùng một tỉnh, TP. Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về quy hoạch phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng 5 năm; Bộ TN&MT xây dựng quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra còn có quy hoạch ngành cho đường xá, năng lượng, cấp nước, y tế... 

Thay đổi để quy hoạch  là công cụ quản lý    

Về thực thi quy hoạch, GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết, nguyên nhân chính của sự hạn chế là do thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật. Cần phải có một khung pháp lý hợp lý, hiệu lực để khắc phục được những tồn tại, hạn chế. Khung pháp lý về quy hoạch mới phải vừa đảm bảo đổi mới toàn diện về công tác quy hoạch, vừa tạo được bước đột phá mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính để thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh hiệu quả; đồng thời góp phần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đồng tình với quan điểm nhất thể hóa về quy hoạch và làm rõ vai trò của quy hoạch trong kinh tế thị trường của Bộ KH&ĐT, TS Nguyễn Quang - Giám đốc UN - Habitat Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần thay đổi văn hóa lập quy hoạch. Thay vì cạnh tranh sang hợp tác, hướng tới những mục tiêu ưu tiên. Quy hoạch là bộ phận của quá trình quản lý, công cụ để thực hiện quản lý, do vậy cần có tính linh hoạt và tính chế tài. Linh hoạt để khối kinh tế tư nhân nhìn thấy cơ hội của mình; để chính quyền địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch (gắn liền với phân quyền, phân cấp).

Về thể chế tài chính, TS Nguyễn Quang nhấn mạnh, quy hoạch phải gắn với việc tổ chức thực hiện, làm rõ nguồn lực và phải có tính chế tài, đảm bảo tính nghiêm minh, không để quy hoạch chỉ phục vụ cho lợi ích nhóm.     

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần