Kinhtedothi - Theo kế hoạch, TP. Cần Thơ dự kiến phát hành trái phiếu chính quyền địa phương với số tiền 2.000 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2024 và năm 2025 để tập trung thực hiện các dự án quan trọng của TP.
Nghị quyết số 45/2022/QH15, ngày 11/2/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ, tại Điều 3 đã quy định thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước.
Trong đó, TP Cần Thơ được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho TP vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách TP được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách TP hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Cần Thơ dự kiến phát hành trái phiếu chính quyền địa phương vay 2.000 tỉ nhằm kịp thời đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm của TP. (Ảnh: Quang Vinh)
Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: Năm 2023, số thu ngân sách TP ước đạt 10.024 tỷ đồng, như vậy TP sẽ được vay tối đa khoảng 6.014 tỷ đồng. Tổng dư nợ dự kiến đến hết năm 2023 của TP là 2.685 tỷ đồng và được vay thêm khoảng 3.329 tỷ đồng.
"Hiện TP đang thực hiện Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, với tổng số tiền khoảng 2.000 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2024 và năm 2025 để tập trung thực hiện các dự án quan trọng của TP." - ông Trần Việt Trường nhấn mạnh.
Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện các giải pháp và có đề án cụ thể để thực hiện khai thác hiệu quả các nguồn thu, đảm bảo tăng thu ngân sách để thực hiện tự chủ và được hưởng các chính sách theo Nghị quyết của Quốc hội.
Trước đó, tại buổi làm việc với đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cũng kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợ, tổng hợp trình Chính phủ chấp thuận và trình Quốc hội thông qua mức trần nợ chung, làm cơ sở để TP phát hành trái phiếu chính quyền địa phương hoặc vay các định chế tài chính khác theo quy định trong hai năm 2024 và 2025, với số vốn vay từ 3.000 - 4.000 tỉ đồng.
Số vốn này để đầu tư xây dựng công trình trọng điểm của TP, các dự án tái định cư, công trình chống sạt lở bờ sông và chỉnh trang đô thị. Nguồn kinh phí hoàn trả là từ ngân sách TP.
Kinhtedothi -Dù chỉ mới thử nghiệm nhưng Công trình âu thuyền Cái Khế đã phát huy tác dụng, đảm bảo mục tiêu chống ngập và bảo vệ vùng lõi của đô thị trung tâm TP.
Kinhtedothi - Nghị quyết số 45/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù không chỉ giúp TP Cần Thơ phát triển mà còn là động lực cho sự phát triển cả vùng ĐBSCL.
Kinhtedothi - Theo Nghị quyết số 45/2022/QH15, khi đầu tư vào Dự án nạo vét luồng Định An - Cần Thơ, nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, tiền thuê đất.
Kinhtedothi - Chiều 21/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có Công văn số 2413/SNNMT-TLPCTT gửi các sở ban ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đề nghị tập trung ứng phó mưa lớn.
Kinhtedothi - Ngày 21/5, tại Khu di tích K9 – Đá Chông, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác gắn với tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Kinhtedothi - Hiệu quả vượt trội từ mô hình trình diễn phân bón NPK thế hệ mới công nghệ Eco-Nanomix tại Bình Định, Quảng Ngãi và Phú Yên trong vụ Đông Xuân 2024–2025.
Kinhtedothi – Xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu, đầu vào của nhiều ngành sản xuất, vì vậy, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho mặt hàng này được kỳ vọng sẽ giúp bình ổn giá xăng, dầu, tạo hiệu ứng tốt lan tỏa tới cả nền kinh tế.
Kinhtedothi - Công trình khối nhà điều hành và dịch vụ thương mại được lắp ráp từ 13 thùng container tái chế tại Khu du lịch cộng đồng Biển Quê Hương vừa được vinh danh. Công trình phù hợp với xu hướng phát triển du lịch xanh, hài hòa thiên nhiên.