Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cẩn trọng với dược liệu gắn mác “xách tay”

Kinhtedothi - Thói quen “sính ngoại”, dùng dược liệu xách tay không rõ nguồn gốc; tin lời quảng cáo mua hàng trên mạng; quan niệm thuốc Đông y vô hại… là sai lầm của nhiều người tiêu dùng. PGS.TS Trần Thị Hồng Phương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho rằng, người dân cần hết sức thận trọng khi sử dụng dược liệu.
Vì nghe lời quảng cáo như “thần dược”, nhiều người rất chuộng các loại dược liệu “xách tay” như nhân sâm, nấm linh chi Hàn Quốc… Vậy bà có thể cho biết, chất lượng các loại dược liệu này ở Việt Nam có gì khác biệt gì so với hàng ngoại?
- Trong thời gian qua, chưa thấy một công ty nào nhập khẩu nấm linh chi chính ngạch theo giấy phép của Bộ Y tế. Có một công ty đã từng đến xin phép Bộ Y tế nhập khẩu, nhưng khi được hỏi về vùng trồng ở Hàn Quốc thì DN này không thấy quay lại. Tôi xin chia sẻ, nấm linh chi ở Hàn Quốc, Trung Quốc hay Việt Nam đều có tác dụng như nhau khi chúng tôi đưa vào kiểm định. Nấm Việt Nam đã kiểm nghiệm, hàm lượng hoạt chất, yếu tố vi lượng khá cao, có tác dụng điều trị mỡ máu, hỗ trợ điều trị ung thư... Như vậy dù trồng ở đâu, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Việt Nam nếu khi kiểm nghiệm có hàm lượng hoạt chất thì đều là sản phẩm tốt. Người dân không nên quá cầu thị “săn” bằng được hàng ngoại, chỉ cần mua nấm của các cơ sở có uy tín, được kiểm nghiệm sẽ tốt hơn mua hàng ngoại xách tay mà không thực sự biết rõ nguồn gốc xuất xứ và có kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.

Với nhân sâm, có nhiều loại, nhưng quá trình điều tra, nghiên cứu chúng tôi thấy hầu hết đều từ nhân sâm của Trung Quốc. Dù loại nào cũng đều có tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu mua nhân sâm có xuất xứ từ Trung Quốc người tiêu dùng cần thận trọng. Vì thực tế, đã có chuyện nhân sâm tại Trung Quốc bị chiết bớt saponin, đưa về Việt Nam, khi nấu lên không còn mùi vị, ăn như khoai, không đảm bảo chất lượng.

Thực trạng kiểm soát nguồn gốc, chất lượng dược liệu ở Việt Nam hiện nay ra sao, thưa bà?

- Cách đây 5 - 6 năm nguồn gốc dược liệu chúng ta rất khó kiểm soát, đặc biệt là dược liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Đó là bởi dược liệu nhập khẩu qua biên giới, đường chính ngạch được coi như hàng nông sản nhập khẩu vào Việt Nam, không có kiểm nghiệm. Qua quá trình kiểm soát, chúng tôi phát hiện ra đó là những dược liệu không đạt chất lượng, Bộ Y tế đã có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Đến nay, dược liệu nhập về Việt Nam phải có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và kiểm nghiệm mới được nhập khẩu. Thời gian gần đây, chất lượng dược liệu đã được nâng lên qua việc kiểm soát nguồn gốc. Tuy nhiên, vẫn còn sự giả mạo, đánh tráo hàng Trung Quốc thành hàng Việt Nam. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng mới có thể kiểm soát được.

Thời gian qua, cơ quan chức năng phát hiện một số loại thuốc đông dược bị ngâm tẩm nhiều hóa chất, đây là điều đáng lo, bà khuyến cáo thế nào với người dân?

- Thật ra, nếu nói thuốc Đông y bị ngâm tẩm hóa chất độc hại thì không hẳn. Trước đây, Bộ Y tế nghiên cứu và phát hiện ra một số dược liệu lưu hành trên thị trường bị tẩm chất màu, hoặc bị giả mạo bằng một chất khác. Những sản phẩm này là thuốc trôi nổi trên thị trường, thuốc bán rong, bán dạo, không có số đăng ký, người bán có thể tẩm màu, hoặc trộn các thuốc tân dược vào. Để sử dụng thuốc đạt hiệu quả, chúng tôi khuyến cáo người bệnh chỉ dùng đông dược liệu theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không mua sản phẩm không rõ nguồn gốc, bán trôi nổi trên thị trường hay trên các trang mạng chưa được kiểm soát.

Đối với đông dược trộn tân dược như corticoid có nguy hại gì cho sức khỏe?

- Trong quá trình điều trị, những người không có giấy phép hành nghề, có thể trộn thuốc tân dược vào đông dược để tăng hiệu quả điều trị. Việc này thường xuất hiện ở những thuốc chữa bệnh khớp, dị ứng, khiến việc dùng thuốc sẽ có hiệu quả ngay, nhưng dùng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm suy gan, thận, suy tuyến thượng thận, loãng xương. Vì thế, khi đi khám, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các phòng mạch có giấy phép của cơ quan chức năng.

Xin cảm ơn bà!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gần 100 trẻ em Làng SOS Hà Nội được khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí

Gần 100 trẻ em Làng SOS Hà Nội được khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí

15 May, 02:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 15/5, nhân Tháng hành động vì trẻ em và chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba phối hợp cùng Tổ chức Operation Smile Việt Nam khám, tư vấn, chăm sóc sức khỏe tai mũi họng, răng miệng miễn phí cho gần 100 trẻ em đang sinh sống tại Làng trẻ em SOS Hà Nội.

Khuyến cáo các biện pháp phòng dịch Covid-19

Khuyến cáo các biện pháp phòng dịch Covid-19

15 May, 02:28 PM

Kinhtedothi - Trước tình hình bệnh Covid-19 trong nước có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, Bộ Y tế đã tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế và cộng đồng.

Kiểm tra ATTP phụ gia, thực phẩm nhập khẩu

Kiểm tra ATTP phụ gia, thực phẩm nhập khẩu

15 May, 01:12 PM

Kinhtedothi - Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã có Công văn số 1012/ATTP-SP gửi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm về việc kiểm tra Nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu.

Các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết 2025

Các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết 2025

15 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Tại kế hoạch số 132/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 (15/6/2025), Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn các địa phương triển khai các hoạt động chủ động phòng, chống sốt xuất huyết, điều tra, xử lý dịch.

Chuyển đổi số bảo hiểm y tế: quyền lợi người dân là trung tâm

Chuyển đổi số bảo hiểm y tế: quyền lợi người dân là trung tâm

15 May, 10:23 AM

Kinhtedothi - Từ ngày 1/6/2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ ngừng cấp mới thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bản giấy. Thay vào đó, người tham gia sẽ sử dụng thẻ BHYT điện tử thông qua ứng dụng VssID, VNeID hoặc bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chip khi đi khám, chữa bệnh. Đây là bước đi cụ thể trong quá trình chuyển đổi số toàn diện của ngành BHXH, nhằm hiện đại hóa hệ thống an sinh, cắt giảm thủ tục hành chính và phục vụ người dân ngày một tốt hơn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ