Càng khó, càng cần quyết tâm

Lê Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những ngày này, 300 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đại diện cho hàng chục nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được tôn vinh trên toàn quốc đang có mặt ở Thủ đô Hà Nội tham dự Lễ gặp mặt đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng toàn quốc do Bộ LĐTB&XH tổ chức.

Cùng với Lễ trao 73 Bằng Tổ quốc ghi công do Bộ LĐTB&XH phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức vào sáng ngày 21/7 tại tỉnh Quảng Nam, Lễ gặp mặt các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là những điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020).
Đã thành truyền thống từ nhiều năm nay, tháng Bảy luôn là cao điểm tổ chức những hoạt động thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc Việt Nam. Điều đó  thể hiện tập trung nhất ở các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng. Kể từ năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có hơn 1.400 văn bản quy định chế độ, chính sách với người có công với nước. Đến nay cả nước đang có hơn 2 vạn thương binh nặng, 6 vạn người là bố mẹ liệt sĩ già yếu và gần 5.000 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được Nhà nước chu cấp, các cơ quan, tổ chức, DN phụng dưỡng.
Hàng triệu đối tượng chính sách khác là lão thành cách mạng, vợ con liệt sĩ - thương binh, cựu TNXP và dân công hỏa tuyến… được trợ cấp khó khăn, tạo điều kiện về nhà ở, học hành, việc làm, bảo hiểm y tế…Mặc dù công tác chăm sóc các đối tượng chính sách đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song trong thực tế tại nhiều nơi vẫn đang tồn đọng rất nhiều trường hợp người có công cần được xác minh, thẩm tra, hoàn chỉnh hồ sơ… để được hưởng các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước, sự chăm sóc của toàn dân.
Cũng bởi vậy mà một phát biểu của ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH trong tuần đã được dư luận, và công luận rất quan tâm. Tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam, địa phương có số đối tượng chính sách cao nhất nước, ông Đào Ngọc Dung yêu cầu cần giải quyết ngay những trường hợp tồn đọng về chính sách người có công. Có thể nói đây là động thái được mong chờ, hoan nghênh. Hy vọng là chỉ đạo của Tư lệnh ngành LĐTB&XH sẽ đi vào cuộc sống, đáp ứng sự mong mỏi chính đáng của các đối tượng chính sách và toàn xã hội.
Tuy nhiên, dưới một góc nhìn khác, phát ngôn của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho thấy một thực tế là đây đó vẫn còn hiện tượng các cơ quan chức năng, những người có trách nhiệm chưa thực sự vào cuộc một cách tích cực để giải quyết chế độ cho những người xứng đáng được hưởng. Công bằng mà nói, có một thực tế là những trường hợp tồn đọng đều khó xác minh do sự việc thường là đã xảy ra từ lâu.
Đơn cử như trong số 580 Bằng Tổ quốc ghi công các liệt sĩ được trao dịp 27/7 năm nay đa phần các liệt sĩ được công nhận là những trường hợp đã hy sinh từ rất lâu, trong thời kỳ chống Pháp, cách đây 70 - 80 năm. Hầu hết liệt sĩ hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, là những đội viên du kích, dân quân, địch vận, là người dân tộc thiểu số, là những tín đồ tôn giáo, là những thanh niên xung phong cảm tử… Rõ ràng, với những trường hợp nêu trên, để xác minh, công nhận cần rất nhiều công sức, tâm huyết và cả những tấm lòng tha thiết với đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Với phương châm không để bất cứ người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước và sự chăm sóc của Nhân dân, thời gian tới công tác xác minh, giải quyết những hồ sơ người có công tồn đọng cần được tiếp tục thực hiện với tinh thần quyết tâm hơn cùng sự đồng lòng phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị. Đây là công việc khó, bởi thời gian càng lùi xa, việc thu thập tư liệu, xác minh càng khó khăn hơn. Song công việc càng khó càng đòi hỏi sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là tình cảm, tấm lòng biết ơn những người đã hy sinh vì đất nước, vì cuộc sống hôm nay.
Đã thành truyền thống từ nhiều năm nay, tháng Bảy luôn là cao điểm tổ chức những hoạt động thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc Việt Nam. Điều đó  thể hiện tập trung nhất ở các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng. Kể từ năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có hơn 1.400 văn bản quy định chế độ, chính sách với người có công với nước.
Đến nay cả nước đang có hơn 2 vạn thương binh nặng, 6 vạn người là bố mẹ liệt sĩ già yếu và gần 5.000 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được Nhà nước chu cấp, các cơ quan, tổ chức, DN phụng dưỡng. Hàng triệu đối tượng chính sách khác là lão thành cách mạng, vợ con liệt sĩ - thương binh, cựu TNXP và dân công hỏa tuyến… được trợ cấp khó khăn, tạo điều kiện về nhà ở, học hành, việc làm, bảo hiểm y tế…
Mặc dù công tác chăm sóc các đối tượng chính sách đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song trong thực tế tại nhiều nơi vẫn đang tồn đọng rất nhiều trường hợp người có công cần được xác minh, thẩm tra, hoàn chỉnh hồ sơ… để được hưởng các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước, sự chăm sóc của toàn dân.
Cũng bởi vậy mà một phát biểu của ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH trong tuần đã được dư luận, và công luận rất quan tâm. Tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam, địa phương có số đối tượng chính sách cao nhất nước, ông Đào Ngọc Dung yêu cầu cần giải quyết ngay những trường hợp tồn đọng về chính sách người có công. Có thể nói đây là động thái được mong chờ, hoan nghênh. Hy vọng là chỉ đạo của Tư lệnh ngành LĐTB&XH sẽ đi vào cuộc sống, đáp ứng sự mong mỏi chính đáng của các đối tượng chính sách và toàn xã hội.
Tuy nhiên, dưới một góc nhìn khác, phát ngôn của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho thấy một thực tế là đây đó vẫn còn hiện tượng các cơ quan chức năng, những người có trách nhiệm chưa thực sự vào cuộc một cách tích cực để giải quyết chế độ cho những người xứng đáng được hưởng.
Công bằng mà nói, có một thực tế là những trường hợp tồn đọng đều khó xác minh do sự việc thường là đã xảy ra từ lâu. Đơn cử như trong số 580 Bằng Tổ quốc ghi công các liệt sĩ được trao dịp 27/7 năm nay đa phần các liệt sĩ được công nhận là những trường hợp đã hy sinh từ rất lâu, trong thời kỳ chống Pháp, cách đây 70 - 80 năm. Hầu hết liệt sĩ hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, là những đội viên du kích, dân quân, địch vận, là người dân tộc thiểu số, là những tín đồ tôn giáo, là những thanh niên xung phong cảm tử… Rõ ràng, với những trường hợp nêu trên, để xác minh, công nhận cần rất nhiều công sức, tâm huyết và cả những tấm lòng tha thiết với đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Với phương châm không để bất cứ người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước và sự chăm sóc của Nhân dân, thời gian tới công tác xác minh, giải quyết những hồ sơ người có công tồn đọng cần được tiếp tục thực hiện với tinh thần quyết tâm hơn cùng sự đồng lòng phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị. Đây là công việc khó, bởi thời gian càng lùi xa, việc thu thập tư liệu, xác minh càng khó khăn hơn. Song công việc càng khó càng đòi hỏi sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là tình cảm, tấm lòng biết ơn những người đã hy sinh vì đất nước, vì cuộc sống hôm nay.L.Q