Cảnh báo tình trạng giả mạo biên lai chuyển tiền
Cũng như nhiều sự vụ trước đây, các đối tượng lừa đảo luôn khẳng định đã chuyển khoản Internet Banking thành công rồi tạo ảnh biên lai giả gửi cho người bán hàng nhưng thực chất là không chuyển tiền thật. Sau đó, chúng hối thúc người bán hàng giao hàng gấp.

Đối tượng mà nhóm lừa đảo này nhắm đến thường là những người bán hàng online và shipper. Không ít người cho biết đã trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo này. Đến khi nhận ra mình đã bị lừa thì kẻ xấu đã “cao chạy xa bay”.
Cục An toàn thông tin lưu ý, để tránh bị lừa đảo, người dân nếu sử dụng giao dịch qua tài khoản ngân hàng cần lưu ý kỹ hóa đơn chuyển khoản, không giao hàng hóa cho bất kỳ ai khi chưa nhận được tiền trong tài khoản ngân hàng.
Bên cạnh đó, người tham gia giao dịch nên chờ thông báo đã nhận được tiền từ ngân hàng thay vì chỉ tin tưởng vào ảnh chụp giao diện chuyển tiền thành công.
Ngoài ra, Cục cho biết hình ảnh “giao dịch thành công” bị làm giả có một số đặc điểm khác với hình ảnh từ ngân hàng chính thống về màu sắc, phông chữ, thời gian… Đặc biệt, người dân không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ứng dụng, mã xác thực OTP, email… cho bất kỳ ai kể cả khi người đó tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan nhà nước.

Cảnh báo lừa đảo trên mạng xã hội về việc nhận tiền trợ cấp BHYT
Kintedothi- Một người dân ở Đà Nẵng đã mất 6 triệu đồng vì tin lời đối tượng trên mạng xã hội đề nghị chuyển tạm ứng để hỗ trợ viết đơn xin trợ cấp bảo hiểm y tế (BHYT).

Cảnh báo chiến dịch lừa đảo nhắm vào người dùng thẻ tín dụng Việt Nam
Kinhtedothi - Trong nửa đầu năm 2023, lừa đảo chiếm đoạt thông tin, tài sản của người dùng thẻ tín dụng là hình thức lừa đảo mới, phát triển mạnh trên không gian mạng Việt Nam.

Gần 18 triệu email lừa đảo nhắm vào người dùng Việt Nam
Kinhtedothi - Trong năm 2022, có 1,57 triệu lượt tấn công nhắm vào doanh nghiệp và 16,23 triệu vụ nhắm trực tiếp vào người dùng Việt Nam. Tất cả số này đã bị chặn lọc.