Cảnh báo ứng dụng đa cấp lừa đảo
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa có cảnh báo đối với người dân về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận hợp pháp tại Việt Nam thông qua ứng dụng Limbic Arc hay InfoBoosts.

Theo giới thiệu, ứng dụng này là công nghệ năng lượng lượng tử và công nghệ chăm sóc sức khỏe chủ động của thời đại mới với nhiều tác dụng chữa bệnh, bao gồm cả công dụng đối với cả bệnh nhân mắc Covid-19.
Ngoài các công dụng trị bệnh, các đối tượng này giới thiệu những người tham gia mời gọi thêm các thành viên khác để được hưởng hoa hồng lợi ích theo mô hình đa cấp.
Hiện tại, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chưa cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp, tổ chức nào có tên Limbi Arc hay Infoboost nêu trên (theo quy định của Nghị định 40 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp).
Do vậy, các tổ chức cá nhân trên có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tới 5 tỷ đồng hoặc 5 năm tù giam.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người dân không nên tham gia sử dụng và mời gọi người khác tham gia sử dụng những sản phẩm, ứng dụng theo “truyền miệng” để chữa bệnh mà không có cơ sở khoa học rõ ràng để tránh gặp thiệt hại về sức khỏe, mất mất cơ hội điều trị bệnh đúng đắn.
Bên cạnh đó, không nên tham gia vào các hoạt động có dấu hiệu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép nêu trên để hạn chế tối đa các rủi ro, thiệt hại về vật chất và pháp lý.

Chuyển khoản nhầm vào tài khoản người khác: Nguy cơ lừa đảo, cho vay nặng lãi
Kinhtedothi - Cơ quan công an đã đưa ra cảnh báo, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới là giả chuyển khoản tiền nhầm vào tài khoản người khác để lừa đảo, ép trả lãi suất cao. Phương thức lừa đảo này chủ yếu nhắm vào những người hiền lành, nhẹ dạ, cả tin.

Bắt kẻ lừa đảo chiếm đoạt tiền của hàng loạt lao động thất nghiệp
Kinhtedothi - Giả nhân viên bảo hiểm, Thành đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của hàng loạt lao động thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cảnh giác thủ đoạn mạo danh Cảnh sát PCCC để lừa đảo
Kinhtedothi - Thời gian gần đây, một số đối tượng đã giả danh cán bộ Cảnh sát PCCC có hành vi lừa đảo đóng học phí tập huấn nghiệp vụ và bán tài liệu, làm hồ sơ PCCC&CNCH tại nhiều địa bàn.