Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cảnh giác với lừa đảo xin việc

Kinhtedothi - Hiện nay, những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn môi giới xin việc làm, “chạy” trường, “chạy” án… vẫn liên tiếp được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.

Thực tế loại hình lừa đảo này không mới, tuy nhiên các đối tượng xấu ngày càng có thêm những chiêu trò khiến nhiều người nhẹ dạ vẫn trở thành nạn nhân.

 Ảnh minh họa

Điển hình của chiêu trò mới nhằm lừa đảo thông qua môi giới xin việc là của đối tượng Nguyễn Văn Điệp (SN 1984, quê tại tỉnh Phú Thọ, tạm trú tại Hà Nội). Theo tài liệu điều tra của cơ quan công an, với chủ định lừa đảo nên Điệp thường khoe khoang với mọi người là đang làm tại một ngân hàng ở quận Đống Đa, Hà Nội nên có rất nhiều mối quan hệ thân thiết với các giới lãnh đạo, có khả năng xin học và làm việc trong nhiều cơ quan Nhà nước quan trọng… Tin tưởng, nhiều người đã đồng ý đứng ra làm trung gian, giới thiệu họ hàng, người quen để nhờ Điệp xin việc, xin học. Để tạo sự tin tưởng, Điệp đồng ý nhận hồ sơ năng lực và tiền môi giới với những hứa hẹn chắc chắn về thời gian. Sau đó, Điệp đưa nạn nhân những giấy hẹn thử việc, gọi nhập học… và cả số điện thoại liên hệ những người mà mình đã nhờ cậy trong lĩnh vực đó. Thực tế, giấy hẹn là do Điệp tự làm giả mạo, số điện thoại liên hệ là một số khác của chính Điệp. Khi nạn nhân liên hệ theo số điện thoại, Điệp trực tiếp nghe máy, giả làm cán bộ nơi đang xin việc hẹn tiếp đón. Tuy nhiên, khi đến nơi hẹn thì Điệp xuất hiện gặp nạn nhân và đưa ra những tình huống vị “cán bộ” bận đột xuất chưa gặp gỡ được... Với thủ đoạn nêu trên, tính từ tháng 9/2015 – 3/2017, Điệp đã lừa đảo gần 40 nạn nhân với tổng số tiền lên đến hơn 7 tỷ đồng… Hiện tại, Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can đối với Điệp để tiếp tục điều tra mở rộng hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đấu tranh, ngăn chặn với loại tội phạm này, ngoài việc phát hiện, xử lý nghiêm của cơ quan công an thì người dân cần nâng cao nhận thức, nêu cao tinh thần cảnh giác. Nhu cầu cần việc làm tốt, ổn định là cần thiết, người dân nên tìm hiểu và tự nộp đơn xin việc theo lĩnh vực của mình tại các cơ quan có nhu cầu. Không nên phó mặc vấn đề xin việc làm cho người môi giới, trung gian. Nhất là trong trường hợp được gợi ý nộp trước một khoản tiền lớn sẽ tiềm ẩn cao nguy cơ là nạn nhân của các đối tượng lừa đảo.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ