Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cảnh sát khu vực - cầu nối giữa nhân dân với ngành công an

Kinhtedothi - Thượng úy Phạm Tuấn Tú, cảnh sát khu vực phường Thành Công xuống địa bàn nắm tình hình. Ảnh: Thanh Hải
"Thực hiện lời Bác Hồ dạy, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an trên từng cương vị công tác của mình, cần có nhiều hơn nữa những việc làm thiết thực, đậm tính nhân văn để phục vụ nhân dân..., ví như Cảnh sát khu vực (CSKV) đến từng hộ dân để nắm tâm tư, nguyện vọng của nhân dân"- Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã nhắn nhủ như vậy với lực lượng CSKV nhân kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND (19/8/1945 - 19/8/2013).
Thượng úy Phạm Tuấn Tú, cảnh sát khu vực phường Thành Công xuống địa bàn nắm tình hình.    Ảnh: Thanh Hải
Kinhtedothi - Thượng úy Phạm Tuấn Tú, cảnh sát khu vực phường Thành Công xuống địa bàn nắm tình hình. Ảnh: Thanh Hải
 Bám sát địa bàn và…

Đây là điều vô cùng quan trọng, bởi CSKV là lực lượng gần dân nhất, người dân có tin vào ngành công an hay không, một phần rất quan trọng cũng từ lực lượng này mà ra. Công việc của CSKV là những việc làm thật giản dị mà rất đời thường. Các anh đến với từng gia đình để hướng dẫn, giúp đỡ từ những việc nhỏ nhất như khai báo tạm trú, tạm vắng. Một hành động giúp đỡ người qua đường, một buổi hoà giải kịp thời những mâu thuẫn ở cơ sở... đều cần sự tận tâm, nhiệt tình của người CSKV bám sát địa bàn. Được xác định là cầu nối quan trọng giữa nhân dân và ngành công an, do vậy, CSKV luôn được ngành công an xác định là lực lượng quan trọng trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cấp cơ sở. Trung tá Mạc Đình Thắng - Trưởng Công an phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) cho biết, khi đã được nhân dân tin thì người CSKV mới có cơ hội được họ chia sẻ niềm vui, trải lòng những khó khăn, nỗi buồn của gia đình. Người dân chính là kênh thông tin, là cánh tay nối dài giúp sức cho lực lượng Công an kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi, đối tượng phạm pháp. Mỗi CSKV không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải luôn bám sát địa bàn. Tại phường Dịch Vọng Hậu, Thiếu tá Nguyễn Thế Vinh là một CSKV được người dân tin yêu. Để giúp người cai nghiện thành công, anh luôn gần gũi cùng người thân trong gia đình phối hợp chặt chẽ, cảm hóa, giáo dục con em họ đi cai nghiện, trở về làm lại cuộc đời. Vừa xuống địa bàn, đến từng nhà dân để hướng dẫn kê khai, làm thủ tục sang tên, đổi quyền sở hữu phương tiện theo quy định trở về, anh chia sẻ: "Dù hoàn cảnh nào thì tất cả đều phải dựa vào dân. Khi đã được dân tin, dân yêu, dân ủng hộ thì làm việc gì cũng thành công. Muốn làm được điều đó không ai khác chính người CSKV phải lăn lộn với địa bàn…"

 
Để vận động người dân tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự cấp cơ sở thì CSKV cần phải xây dựng, vận động từng con người, từng địa bàn trọng điểm, nhất là các địa bàn giáp ranh có đông dân cư. Trong đó, phải nghiên cứu kỹ và đặt ra các tình huống trước khi đến nhà dân như: Nói như thế nào với người cao tuổi, với phụ nữ, em nhỏ… và phải rất tinh tế với đối tượng liên quan đến vụ việc sao cho mỗi lời nói, cử chỉ và hành động phải phù hợp, không gây ức chế cho người được tiếp xúc... Có như vậy mới xây dựng được khối đoàn kết ở khu dân cư và người CSKV nói riêng, ngành Công an nói chung mới thực sự được nhân dân tin yêu.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung

Giám đốc Công an TP Hà Nội
.… gắn bó bằng cái tâm 

Đại tá Đỗ Đức Quang - Trưởng phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an TP Hà Nội cho biết, Giám đốc Công an TP yêu cầu chỉ huy Công an phường phải xây dựng kế hoạch công tác khoa học, phân bổ thời gian làm việc hợp lý đối với CSKV. Bên cạnh đó thì Công an TP sẽ trang bị đủ phương tiện làm việc cho 100% CSKV; bổ sung lực lượng để đảm bảo không CSKV nào phải phụ trách số hộ quá lớn. Đồng thời, tăng cường mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, liên quan đến kỹ năng tiếp dân, kỹ năng dân vận và đào tạo thêm về tin học cơ bản để nâng tầm CSKV, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho CSKV dành thời gian chuyên tâm hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Theo Đại tá Đỗ Đức Quang, hàng ngày, CSKV thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với nhân dân, cán bộ tổ dân phố, cụm dân cư để nắm tình hình an ninh trật tự và các mặt khác liên quan đến đời sống xã hội nên phải chịu nhiều áp lực. Thi thoảng, CSKV cũng có những khiếm khuyết nhỏ là điều dễ thông cảm. Tuy nhiên, trong công tác chuyên môn, sự gần gũi của CSKV với người dân nếu chỉ là hình thức thì mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, mà quan trọng là phải bám sát và quản lý tốt địa bàn. "Người CSKV phải đồng cảm, gắn bó với địa bàn mình bằng cái tâm, bằng trách nhiệm và bằng lòng yêu nghề, đặc biệt phải có được sự chủ động khi tiếp xúc với từng thành phần công dân khác nhau" - Đại tá Đỗ Đức Quang chia sẻ. 

  
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ