Như vậy, Hiện chỉ còn các nhánh hướng đi Singapore của AAG và tuyến APG vẫn đang gặp lỗi.
Với chiều dài 20.191km, tuyến cáp quang biển AAG kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Được đưa vào khai thác từ tháng 11/2009, cáp AAG đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Bà Rịa - Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ.
Tuyến cáp AAG bị lỗi trên 4 nhánh S1B, S1D, S1I và S1G. Sau khi khắc phục sự cố trên nhánh S1I đi Hong Kong, chỉ còn các nhánh hướng Singapore của AAG gặp lỗi. Những nhánh S1B, S1D và S1G dự kiến khôi phục trong tháng 5.
Trước đó, 2 tuyến cáp biển quốc tế IA và SMW3 hoàn thành sửa chữa vào đầu tháng 5. Đến ngày 20/5, sự cố trên phân đoạn S1H của tuyến Asia - Africa - Euro 1 (AAE-1) cũng được khắc phục. Như vậy, chỉ còn 3 nhánh cáp đi Singapore của tuyến AAG, và tuyến Asia Pacific Gateway (APG) đang gặp lỗi.
Theo kế hoạch, đối tác quốc tế sẽ hoàn thành việc sửa chữa tuyến cáp APG trong tháng 6. Cùng với 3 nhánh cáp còn lại của AAG dự kiến sửa xong trong tháng 5, lưu lượng Internet đi quốc tế từ Việt Nam sẽ sớm được khôi phục hoàn toàn.
Trong hơn 13 năm được đưa vào sử dụng, tuyến cáp biển AAG thường xuyên gặp sự cố, phải bảo trì, sửa chữa. Dẫu vậy, theo các chuyên gia, hiện lưu lượng AAG vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng với tỷ lệ lớn. Nguyên nhân được lý giải là do, về mặt kinh tế AAG vẫn là tuyến cáp có giá thành hợp lý hơn cả. Bởi vậy, trong cơ cấu sử dụng của các nhà mạng, AAG vẫn là một thành tố quan trọng, đặc biệt với các nhà mạng lớn có nhiều người dùng Internet di động.